[Note Hay] Các bước tự làm hồ sơ du học Hàn Quốc

BlogKimChi.com – Blog chia sẻ về tiếng Hàn, thông tin du học và các câu chuyện bên lề cuộc sống du học sinh tại Hàn Quốc trên cơ sở các trải nghiệm của những cá nhân.

Hiện tại mình đã đang du học ở Hàn được hơn năm rồi trước đây mình cũng phải đi qua công ty/trung tâm du học họ làm hồ sơ cho, nhưng đi rồi mới thấy thấm cái chi phí đắt đỏ các bạn ah, trong khi đi với chi phí đắt đỏ và phải sang bên Hàn gánh đủ các khoản nợ thì “hội công ty” lại được “nuôi béo” bởi những bạn đang máu hừng hực đi Hàn để ” đổi đời” như mình ngày xưa. 

Trên fb mình có đọc được bài của bạn Đậu Thị Thùy Dung này bạn ấy đã tự làm hồ sơ du học Hàn và Note lại các bước quy trình làm và chia sẻ mình thấy bài này rất/cực kì hữu ích cho các bạn đang nhăm nhe ý định đi du học Hàn ấy. Hãy đọc thử nghiên cứu và bắt tay vào làm các bạn nhé.

Sau đây là trích nguyên văn bài Note của Dung:

“Sơ đồ khái quát quy trình du học Hàn Quốc (Các phần đánh dấu (*) sẽ có phần giải thích chi tiết phụ ở bên dưới)

Ảnh fb Đậu Thị Thùy Dung

A. Chuẩn bị hồ sơ du học để nộp cho trường tại Hàn Quốc.

Thông thường các trường đại học Hàn Quốc sẽ yêu cầu bộ hồ sơ của bạn cần có những giấy tờ sau: (Tùy vào từng trường sẽ có danh sách yêu cầu khác nhau một chút)

1. Application Form (Đơn đăng ký nhập học): Mẫu của trường

2. Official Agreement for Academic Background Check (Giấy xác nhận hợp tác cung cấp thông tin của trường THPT về thành tích học tập của bạn với trường ở Hàn Quốc): Mẫu của trường 

3. Bằng tốt nghiệp THPT: 1 bản công chứng dịch thuật (Anh hoặc Hàn)

4. Học bạ THPT: 1 bản công chứng dịch thuật (Anh hoặc Hàn)

5. Bằng tốt nghiệp Đại học: 1 bản công chứng dịch thuật (Anh hoặc Hàn) (nếu có)

6. Bảng điểm Đại học: 1 bản công chứng dịch thuật (Anh hoặc Hàn) (nếu có)

7. Các giấy tờ, bằng khen liên quan đến học tập, ngoại khóa: 1 bản công chứng dịch thuật (Anh hoặc Hàn)

8. 3 ảnh màu 3.5×4.5cm (chụp 6 tháng gần đây, phông trắng)

9. 1 bản photo hộ chiếu và CMT của người đăng ký học (phần có thông tin cá nhân).

10. 1 bản photo hộ chiếu hoặc CMT của bố mẹ.

11. 1 bản công chứng dịch thuật hộ khẩu (Anh hoặc Hàn)

12. Chứng nhận ngân hàng của người đăng ký hoặc người bảo lãnh có mức tiền gửi 20.000 USD trở lên .

13. Chứng chỉ TOPIK / IELTS/ TOEFL. 14. Giấy giới thiệu bản thân và bản kế hoạch học tập viết bằng tiếng Hàn.

15. Thư giới thiệu của giáo sư (nếu yêu cầu)

Bộ hồ sơ du học này có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc online (nếu có), các bạn phải liên tục cập nhật thông tin kỳ hạn nộp hồ sơ trên website chính thức của trường. 

* Lưu ý: Sau khi nộp hồ sơ du học cho trường, bạn lập tức phải chuyển khoản phí đăng ký hồ sơ (Application Fee – 전형료) cho trường qua ngân hàng. Nếu bạn không đóng phí này trong thời hạn nộp hồ sơ, hồ sơ của bạn sẽ bị hủy. 

B. Công chứng dịch thuật hồ sơ tại các Phòng Công Chứng Nhà Nước của Sở Tư Pháp

(theo quy định mới chỉ nhấp nhận dấu công chứng tại các phòng Công chứng Nhà Nước, dấu công chứng của các phòng công chứng tư nhân không có hiệu lực)

Sau đây là địa chỉ các Phòng Công Chứng Nhà Nước của Sở Tư Pháp:

1. Phòng công chứng số 1

Địa chỉ: Số 310 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Ha Nội

2. Phòng công chứng số 2

Địa chỉ: Số 654 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội

3. Phòng công chứng số 3

Địa chỉ: Lô D11, khu đô thị mới phường Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội

4. Phòng công chứng số 4

Địa chỉ: N4D Đường Lê Văn Lương, Khu Đô thị Trung Hoà , Nhân Chính -Hà Nội

5. Phòng công chứng số 5

Đa chỉ: Đương 2 xã Phủ Lỗ – Sóc Sơn -Hà Nội

6. Phòng công chứng số 6

Địa chỉ: Số 18 Kim Đồng – Hoàng Mai – Hà Nội

7. Phòng công chứng số 7

Địa chỉ: Văn Phú , Phú La – Hà Đông -Hà Nội

8. Phòng công chứng số 8

Địa chỉ: Đường La Thành, Phú Thịnh – Sơn Tây – Hà Nội

9. Phòng công chứng số 9

Địa chỉ: Khu hành chính huyện Mê Linh, xã Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội.

10. Phòng công chứng số 10

Địa chỉ: Khu hành chính 2 thị trấn Tây Đằng – Ba Vì – Hà Nội.

[Note Hay] Các bước tự làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Hãy tự tin bạn có thể làm được

C. Chuẩn bị hồ sơ xin Visa

Hồ sơ xin visa gồm: (Nguồn: Website Đại Sứ Quán Đại Hàn Dân QUốc tại Việt Nam) 

VISA DU HỌC

(NGƯỜI ĐI HỌC TỰ NỘP HỒ SƠ, KHÔNG NHẬN HỒ SƠ NỘP QUA CÁC CÔNG TY TƯ VẤN)

1. Các loại hồ sơ xin visa du hoc theo từng chương trình

[Các loại giấy tờ chung]
  •  Đơn xin visa, hộ chiếu
  •  1 ảnh
  •  Bản gốc giấy nhập học
  •  Bản sao đăng ký kinh doanh của trường HQ
  •  Bản sao chứng minh thư (mang theo bản gốc)
  •  Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh lao phổi
  •  Mẫu đăng ký thông tin của người xin cấp visa du học

– Du học cao đẳng, đại học

  •  Các loại giấy tờ chung
  •  Bằng tốt nghiệp và Học bạ (bản gốc và bản dịch tiếng Anh/Hàn công chứng nhà nước)

# Trường hợp đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ thì nộp thêm bằng và bảng điểm.

  • Kế hoạch học tập, Bản tự giới thiệu về bản thân (Học sinh phải tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, KHÔNG CHẤP NHẬN BẢN DỊCH)
  •  Sơ yếu lý lịch bản tiếng Việt gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước
  • Giấy tờ chứng minh tài chính (tham khảo phía dưới)

– Du học học tiếng

  •  Các loại giấy tờ chung
  •  Giấy kế hoạch học tập trường HQ gửi về (bao gồm nội dung về thời biểu học, giới thiệu giảng viên v.v)
  •  Bảng tốt nghiệp và Học bạ (bản gốc và bản dịch tiếng Anh/Hàn công chứng nhà nước)

# Trường hợp đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ thì nộp thêm bảng và bảng điểm.

  •  Kế hoạch học tâp, Bản tự giới thiệu về bản thân (Học sinh phải tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, KHÔNG CHẤP NHẬN BẢN DỊCH)
  •  Sơ yếu lý lịch bản tiếng Việt gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước
  •  Giấy tờ chứng minh tài chính (tham khảo phía dưới)

※ Nếu học sinh có bằng cấp THPT/ĐH được cấp ở nước ngoài thì học sinh cần xin dấu xác nhận Apostille hoặc dấu xác nhận lãnh sự tại Đại Sứ Quán của nước đó tại Việt Nam

– Du học thạc sĩ, tiến sĩ

  •  Các loại giấy tờ chung
  •  Giấy tờ chứng minh học lực cao nhất (bản gốc và bản dịch công chứng nhà nước)
  •  Giấy tờ chứng minh tài chính (tham khảo phía dưới)

– Du học nghiên cứu (Phải là người đã tối nghiệp trên thạc sĩ)

o Các loại giấy tờ chung

oGiấy tờ chứng minh học lực cao nhất (bản gốc và bản dịch công chứng nhà nước)

oGiấy tờ chứng minh tài chính (tham khảo phía dưới)

o Giấy chứng nhận nghiên cứu (VD : giấy xác nhân nghiên cứu sinh người nước ngoài..)

– Du học theo chương trình trao đổi của 2 trường ĐH Việt Nam – Hàn Quốc

Các loại giấy tờ chung

  •  Bản sao biên bản hợp tác trao đổi sinh viên giữa hai trường
  •  Quyết định cử đi của trường Việt Nam (bản gốc tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh/Hàn công chứng)
  • Thẻ sinh viên photo 2 mặt hoặc giấy xác nhận đang là sinh viên của trường do trường ĐH cấp và đóng dấu (bản gốc và dịch tiếng Anh/Hàn công chứng nhà nước)
  •  Bảng điểm các kỳ học đã học của trường ĐH (bản gốc và dịch tiếng Anh/Hàn công chứng)
  • Giấy tờ chứng minh tài chính (tham khảo phía dưới)

2. Các loại hồ sơ chứng minh tài chính

A. Tiêu chuẩn về xét số dư tài khoản

– Trường hợp xin visa quá trình học Cao Đẳng, ĐạiHọc, ThạcSỹ, TiếnSỹ (D-2) :Gửi 20.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

– Trường hợp xin visa học theo chương trình trao đổi của 2 trường ĐH Việt Nam – Hàn Quốc (D-2) :Gửi 9.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

– Trường hợp xin visa quá trình học tiếng (D-4) :Gửi 9.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

# Không chấp nhận sổ tiết kiệm chuyển quyền/chuyển nhượng hoặc sổ tiết kiệm của Qũy tín dụng.

B. Về bảo lãnh tài chính (Bảo lãnh tài chính chỉ nhận từ bố mẹ đẻ)

– Trường hợp bố mẹ đẻ bảo lãnh tài chính

  •  Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh v.v (bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  •  Các giấy tờ chứng minh tài chính của bố mẹ như chứng minh nghề nghiệp, xác nhận khả năng thu nhập lương hàng tháng v.v (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  •  Cảm kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  •  Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ)

C. Các trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều ở Hàn Quốc

– Anh chị ruột hoặc anh rể chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc) bảo lãnh tài chính

  •  Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình của HQ và VN như sổ hộ khẩu, giấy khai sinhv.v (bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  •  Các giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  •  Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)
  •  Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ)

# Trường hợp người Hàn Quốc bảo lãnh tham khảo hướng dẫn bằng tiếng Hàn.

– Giáo sư Hàn Quốc của khoa học sinh sẽ nhập học bảo lãnh

  •  Bản gốc cảm kết bảo lãnh tài chính cho học sinh (nêu rõ số tiền học bổng, số kỳ được cho học bổng và đóng dấu cá nhân của giáo sư)
  •  Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu cá nhân của giáo sư
  •  Bản gốc giấy chứng nhận nghề nghiệp của giáo sư do trường cấp
  •  Bản gốc giấy chứng minh tài chính của giáo sư (VD :giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận phí nghiên cứu của giáo sư sẽ nhận v.v)

※Trường hợp học sinh được học bổng

– Trường hợp được học bổng dưới 100%

o Giấy chứng nhận học bổng (bản gốc) và giấy tờ chứng minh tài chính bình thường như học sinh đi du học tự túc

– Trường hợp được học bổng 100%

  •  Giấy chứng nhận học bổng (bản gốc)

3. Áp dụng kết quả đánh giá các trường đại học

– Những học sinh xin nhập học vào trường ĐH HQ miễn giảm hồ sơ thì chuẩn bị nộp hồ sơ như sau :

o Hộ chiếu, đơn xin visa, giấy nhập học (bản gốc), bản sao dăng ký thành lập của trường Đại học Hàn Quốc, phiếu kết quả xét nghiệm lao phổi, bản sao chứng minh nhân dân

– Những người xin nhập học vào trường ĐH HQ miễn giảm hồ sơ có thể nộp hồ sơ xin visa tại Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc xin mã số cấp visa tại Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh Hàn Quốc tại Hàn Quốc.

Thời gian kiểm tra hồ sơ xin visa du học mất 28 ngày. Tuy nhiên, trường hợp cần xét duyệt thêm thì thời gian xem xét hồ sơ sẽ kéo dài hơn nên cần lưu ý để nộp hồ sơ đúng thời điểm để kịp nhập học. 

(*) Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp và học bạ (Nguồn: Website Đại Sứ Quán Đại Hàn Dân QUốc tại Việt Nam) 

Cách thức Hợp pháp hóa lãnh sự về hồ sơ (Được nhà nước cấp)

của Việt Nam để sử dụng ở Hàn Quốc

Xin cấp hồ sơ ở cơ quan có thẩm quyền (VD: Lý lịch tư pháp tại Sở Tư Pháp, các học bạ, bằng cấp tại trường học ở Việt Nam, CMT, Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Giấy xác nhận…)

Dịch sang tiếng Hàn hoặc tiếng Anh ở Văn phòng công chứng

Xin tem và dấu hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam (địa chỉ: 40 Trần Phú, Q.Ba Đình, Hà Nội) vào bản dịch

Qua Phòng lãnh sự – Đại sứ quán Hàn Quốc xin hợp pháp hóa lãnh sự (địa chỉ: tầng 7 tòa nhà Charmvit 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội)

Những hồ sơ cần thiết khi xin Hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Hàn Quốc

Bản dịch đã được hợp pháp hóa của Cục lãnh sự Việt Nam

Bản Photo của bản dịch đã hợp pháp hóa lãnh sự

Đối với hồ sơ Lý lịch tư pháp, Giấy tình trạng hôn nhân, Giấy khám sức khỏe: Yêu cầu có tem đóng dấu hợp pháp hóa của Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao VN trên cả bản gốc của 3 giấy tờ trên, và photo bản gốc đã được hợp pháp hóa.

  •  01 Bản Photo của CMND hoặc Hộ Chiếu
  •  Trong trường hợp nộp hộ:

– Người nộp hộ có quan hệ thân nhân (bố mẹ, vợ chồng, con,…có cùng sổ hộ khẩu) với chủ hồ sơ: 01 bản Photo CMT của người nộp hộ, 01 bản Photo Sổ hộ khẩu hoặc Giấy khai sinh hoặc Giấy kết hôn

– Đại sứ quán không chấp nhận các trường hợp nộp hộ mà không chứng minh được quan hệ thân nhân bằng giấy tờ hợp lệ.

  •  Bản gốc của tất cả các giấy tờ trên (bao gồm các giấy tờ cần hợp pháp hóa và các giấy tờ tùy thân đi kèm để chứng minh)
  •  Bản photo của bản gốc học bạ, bằng cấp (01 bản mỗi giấy tờ)
  •  Khi đến xin hợp pháp hóa lãnh sự về Học bạ và Bằng tốt nghiệp phổ thông các cấp (ngoại trừ Bằng đại học/cao đẳng/ trung cấp…) phải cung cấp thông tin số điện thoại phòng văn thư của trường, và địa chỉ cụ thể của trường. Yêu cầu học sinh thông báo rõ tình trạng của trường học (ví dụ đã thay đổi tên, thay đổi địa chỉ, đã giải thể, chuyển đổi hình thức đào tạo.v.v…) để thuận lợi cho công tác xác nhận.
  •  Lệ phí : 4$/bản cần hợp pháp hóa lãnh sự
  •  30k/ trường
  •  Thời gian thu hồ sơ: Buổi sáng từ 9h đến 12h các ngày trong tuần từ thứ 2~6
  •  Thời gian xử lý hồ sơ: 1 ngày. Trường hợp xin xác nhận Bằng cấp/ Học bạ có thể mất từ 3~6 tuần.
  •  Thời gian trả kết quả hồ sơ: Các ngày trong tuần từ thứ 2~6. Buổi chiều 2h-4h. Trường hợp trả kết quả Bằng cấp/ Học bạ: từ 3h-4h chiều.

==> Lưu ý: Các bạn có thể rút ngắn thời gian hợp pháp hóa bằng cấp từ 3-6 tuần còn 2 ngày bằng cách dán tem lãnh sự trực tiếp lên bản gốc ( trường hợp tất cả các trang trong học bạ đều cùng một người ký).

Nguồn bài viết fb Đậu Thị Thùy Dung

Tags:

cong ty du hoc han uy tin, du hoc han tự túc, tự làm hồ sơ du học, kinh nghiệm làm hồ sơ du học lam ho so du hoc han nhu nao, dich thuat ho so du hoc, xin hoc bong du hoc han, hoc bong thac si du hoc han, hoc bong tien si du hoc han, du học han tu tuc kinh nghiem du hoc han..

5/5 - (1 bình chọn)

Hai thẻ thay đổi nội dung bên dưới.

Blogkimchi.com

Blog chia sẻ về tài liệu học tiếng Hàn, Topik và Hàn Quốc. Bài ghim tài liệu ôn Topik II.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ ✌

guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận