Quan niệm ‘밥심’ của người Hàn Quốc

Bạn nào học tiếng Hàn rồi sẽ biết câu chào hỏi ‘xã giao’ của người Hàn đó là ‘밥 먹었니?‘, ‘밥 먹었어?‘ có nghĩa là hỏi nhau ăn cơm chưa, dùng bữa chưa, hoặc ‘언제 밥 한 끼 합시다‘ kiểu giống như trong xã giao của người Việt ‘dịp nào rảnh nhậu bữa’… bài đọc hôm nay sẽ hơi dài chút xíu, hôm nay Ad sẽ dịch bài nói về văn hóa ‘밥심‘ của người Hàn nhé.

Nhắc đến cái ‘ăn’ thì người Việt Nam chúng ta cũng rất coi trọng cái ăn – việc ăn uống đấy. Cách nói của người xưa là ‘dĩ thực vi tiên‘ nghĩa là coi cái ăn là trên hết, hay ‘có thực mới vực được đạo’ hiểu nghĩa đen thui thì là có ăn uống no đủ mới theo Đạo được, đời sống vật chất phải đủ đầy mới nghĩ tới chuyện tâm linh tôn giáo.

Do gần nhau về vị trí địa lý hay là do cũng là một đất nước dùng cơm-gạo làm thức ăn chính nên cũng có cách suy nghĩ rất giống người Việt trong quan niệm về ăn uống. Từ ‘밥심‘ vốn là ‘밥힘‘ có nghĩa là ‘밥을 먹고 나서 생긴 힘‘ – Ăn cơm xong sẽ có sức, ban đầu vốn là 밥힘 nhưng dần dần do lý do nào đó nó được đọc chệch thành ‘밥심‘ và được sử dụng nhiều hơn.

(Nguồn ảnh Daily)

[adinserter block=”34″][adinserter block=”39″]

한국인에게 ‘밥’은 매끼 먹는 음식 이상의 의미를 지닌다. 가끔은 매일 먹는 ‘밥’이 지겨워 파스타나 피자, 치킨을 먹지만, 밥이 주식이 아닌 나라에서 며칠만 있다 보면 생각나는 음식은 단연 따뜻한 밥 한 공기다. 밥 위에 반찬을 올려 먹거나 뜨끈한 국물에 밥을 말아 먹는 등 우리는 언제나 밥과 함께 해 왔다. 그래서인지 대화할 때도 밥은 자주 등장하는 단골 단어다. [Ngữ pháp 해 왔다]

Với người Hàn, ‘cơm’ mang nhiều ý nghĩa hơn là đơn thuần một thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày. Lâu lâu chán cơm thì có thể ăn mỳ ý, piza hay gà rán nhưng nếu mà lưu trú lại vài ngày ở một đất nước nào đó mà cơm không phải là một thức ăn chính thì chắc chắn sẽ nhớ một chén cơm nóng hổi. Chúng ta luôn ăn cùng với cơm như để đồ ăn kèm lên cơm rồi ăn hoặc trộn cơm vào canh nóng chẳng hạn. Không biết có phải vì thế mà trong hội thoại ‘cơm” cũng là từ vựng quen thuộc hay xuất hiện.

약속 잡을 때 “언제 밥 한 번 먹자”

Khi hẹn nhau “Bữa nào đi ăn nhé”

(Nguồn ảnh Daily)

[adinserter block=”34″][adinserter block=”39″]

우리는 약속을 잡을 때 ‘언제 밥 한 번 먹자’라는 말을 자주 한다. 같이 밥 먹을 생각이 없더라도 나중을 기약하며 밥을 먹자고 한다. 한 TV 프로그램에 출연한 한국에서 거주하는 외국인들은 한국인들의 이런 인사말이 진짜인 줄 알고, ‘밥 먹자고 했으면서 도대체 약속은 왜 안 정하는 거지?’라고 생각했다고 전하기도 했다. 한국인에게 명확한 시간 및 장소 약속을 정하지 않은 ‘언제 밥 한 번 먹자’는 별로 안 친한 사람이거나 다시 만날 가능성이 별로 없는 사람과 대화를 마무리할 때 많이 사용하는 말이라고 할 수 있다.

Chúng ta khi hẹn nhau thường nói ‘Khi nào đi ăn nhé”, cho dù có thể là không có ý nghĩ là rủ ăn đâu nhưng vẫn nói khi nào đi ăn nhé. Trong một chương trình truyền hình đưa tin những người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc cho rằng họ đừng từng nghĩ lời chào xã giao đó là thật, đã hẹn dùng bữa tại sao không ấn định thời gian cụ thể chứ. Với người Hàn lời mời ‘khi nào đi ăn nhé’ mà không có thời gian địa điểm rõ ràng thì thường nói khi kết thúc cuộc trò chuyện với người không hẳn thân thiết hoặc ít có cơ hội gặp lại nhau.

상대방 걱정할 때 “밥은 먹고 다녀?”

Khi lo lắng cho đối phương sẽ hỏi “Có ăn rồi mới đi không đó?”

(Nguồn ảnh Daily)

[adinserter block=”34″][adinserter block=”39″]

집에서 떨어져 생활하는 사람에게 부모님이 가장 많이 하는 말은 아마 ‘밥은 먹고 다니니?’가 아닐까? 한국 부모님이 자식에게 가장 궁금한 것은 ‘밥을 잘 먹고 다니는지’다. ‘잠은 잘 자는지’, ‘하고 있는 일은 잘 되는지’는 그다음 문제다. 한국인은 밥심인데, 입맛 없고 귀찮다는 이유로 자식들이 밥을 굶고 다닌다면 그렇게 안쓰러울 수가 없다는 부모님들. 몸에 좋다는 건강식품이나 약물을 챙기는 것보다 한 끼 식사를 제대로 하는 것이 무엇보다 중요하다는 생각에서 비롯된 듯하다.

Với những người có cuộc sống xa nhà chẳng phải câu nói ‘Có ăn cơm rồi mới đi không đó?’ là câu nói mà bố mẹ thường nói hay sao? Điều mà các ông bố bà mẹ Hàn Quốc lo lắng quan tâm đến con cái mình nhất đó là ‘đi làm đi học có ăn uống đầy đủ hay không’, kế đến là ‘có ngủ nghỉ tốt hay không’, ‘việc đang làm đang học có ổn hay không’. Vì người ăn Hàn có thói quen ăn cơm mà, con cái họ ăn uống không ngon chán ăn bỏ bữa mà đi học đi làm thì các ông bố mẹ không thương sao được. Chắc điều đó bắt nguồn từ suy nghĩ rằng một bữa ăn tử tế còn tốt hơn là việc dùng thuốc bổ hay thực phẩm chức năng.

고민 많을 때 “밥이 안 넘어가”

Khi lo lắng ‘cơm nuốt không trôi’

(Nguồn ảnh Daily)

[adinserter block=”34″][adinserter block=”39″]

고민할 일이 생기거나 스트레스를 많이 받으면 우리나라 사람들은 ‘밥이 잘 안 넘어간다’라고 표현한다. 한국인에게 가장 중요한 ‘밥’이 잘 안 넘어갈 정도라고 말하는 것은 그만큼 스트레스가 심하다는 의미라고 할 수 있다. 걱정할 일이 많거나 스트레스가 심할 때는 음식물이 소화가 잘 안되고 쉽게 체하기 마련이다. 누군가가 ‘밥이 잘 안 넘어간다’고 표현할 때는 걱정거리가 많다는 뜻이니 소중한 사람이라면 잘 다독여줄 필요가 있다. (Ngữ pháp 기 마련이다)

Người dân Hàn Quốc thường hay nói là ‘cơm nuốt không có trôi’ khi mà có việc lo lắng phát sinh hay có quá nhiều căng thẳng dồn nén. Có thể hiểu rằng đối với người Hàn ‘cơm’ quan trọng đến mức nếu mà nói cơm nuốt cũng không trôi thì hẳn việc lo lắng căng thẳng đó rất nghiêm trọng. Nếu có quá nhiều lo lắng hay căng thẳng thì việc tiêu hóa đồ ăn thức uống cũng sẽ không được tốt đương nhiên sẽ dẫn tới đầy bụng khó tiêu. Khi ai đó thể hiện ra rằng ‘cơm nuốt không trôi’ thì có nghĩa họ đang lo lắng nhiều, nếu là người quan trọng với bạn họ sẽ cần bạn an ủi lúc này.

타박할 때 “그게 밥 먹여주니?”

Khi lầm bầm ‘Cái đó/việc đó có cho (bạn, mày) cơm ăn không?’

(Nguồn ảnh Daily)

[adinserter block=”34″][adinserter block=”39″]

‘밥 먹여주냐?’라는 표현은 중요한 일도 아닌 것 같은데 그 일에 목숨을 거는 사람들을 타박할 때 주로 사용하는 표현이다. 학생들이 연예인에게 관심을 보이며 학업에 열중하지 않을 때, 돈벌이가 별로 되지 않는 진로를 선택할 때, 객관적으로 봤을 때 좋은 사람이 아닌 것 같은데 그 사람에게 집착할 때 등의 상황에서 많이 쓰인다. ‘밥’이 ‘돈’과 비슷한 의미로 통용되면서 사용되는 표현이라고 할 수 있다.

Câu nói ‘(nó) có cho mày miếng ăn không?’ thường được sử dụng khi phản bác chê trách một ai đó liều mạng làm một việc mà vốn dĩ việc đó cũng chả quan trọng gì. Biểu hiện này thường được sử dụng nhiều trong các tình huống như, các em học sinh đặt sự quan tâm quá nhiều vào nghệ sĩ thần tượng mà không tập trung vào việc học, hay lựa chọn một công việc kiếm được đồng tiền ít ỏi cho sự nghiệp tương lai, hoặc khi bạn nhìn nhận khách quan một ai đó thấy họ không phải là một người tốt nhưng người kia lại cứ mù quáng. Biểu hiện này thường được dùng các từ như ‘cơm’ hoặc ‘tiền’ đều mang ý nghĩa tương tự.

진로 결정할 때 “밥은 먹고 살 수 있겠지?”

Khi lựa chọn sự nghiệp “Có đủ để kiếm miếng cơm chứ?”

(Nguồn ảnh Daily)

‘밥은 먹고 살 수 있을까’는 주로 월급이 나오는 직장보다 미래가 불확실한 진로를 선택할 때 사용하는 표현이다. 일반 회사원이 되면 적은 돈이라도 월급이 나오니 한 끼를 제대로 먹을 수 있는 일상적인 생활을 하는 데 무리가 없지만, 프리랜서 혹은 사업을 시작하면 제때 돈이 들어오지 않을 수 있어 언제 굶을지 모르는 위험이 도사리고 있다. 즉, ‘밥은 먹고 살 수 있을까?’는 ‘안정적인 생활을 영위할 수 있을까?’, ‘생계를 꾸려 나갈 수 있을까?’와 비슷한 의미라고 볼 수 있다. [Ngữ pháp 는 데]

‘Có đủ để kiếm miếng cơm ăn mà sống không’ là biểu hiện thường sử dụng khi nói về việc lựa chọn một sự nghiệp không rõ ràng thay vì làm một công việc làm công ăn lương. Nếu là một người làm công ăn lương bình thường cho dù lương có ít cũng không có gì khó khăn để có một bữa ăn tử tế trong cuộc sống, nhưng nếu làm việc tự do hay khởi nghiệp thì tiềm ần nhiều rủi ro vì tiền(thu nhập) có thể bị gián đoạn nên không biết trước được lúc nào thậm chí nhịn đói. Nghĩa là biểu hiện câu nói “Có đủ để kiếm miếng cơm ăn mà sống không” nó đồng nghĩa với “có thể có cuộc sống ổn định không?”, “có lo được kế sinh nhai hay không”.

Tóm tắt một số từ vựng trong bài:

매끼 mỗi bữa 지니다 *có, mang(giá trị)
단연 chắc chắn 공기 bát, chén cơm
단골 quen(khách quen, mối quen) 기약하다 hẹn ước, hứa hẹn.
귀찮다 phiền, khó chịu, bực 굶다 nhịn ăn, bỏ bữa
안쓰럽다 áy náy, thương 비롯되다 bắt nguồn(khời đầu từ…)
체하다 đầy bụng, khó tiêu 다독이다 an ủi
타박하다 phê bình, càu nhàu 목숨을 걸다 liều mạng làm việc gì đó
집착하다 quyến luyến 통용 thông dụng
프리랜서 làm việc tự do 도사리다 ẩn chứa
영위하다 duy trì 꾸리다 lo, đảm bảo cho việc gì

Bạn đọc xem & đọc thêm các bài đọc tương tự trong chuyên mục: Luyện dịch Hàn Việt

4.6/5 - (18 bình chọn)

Hai thẻ thay đổi nội dung bên dưới.

Blogkimchi.com

Blog chia sẻ về tài liệu học tiếng Hàn, Topik và Hàn Quốc. Bài ghim tài liệu ôn Topik II.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ ✌

guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận