Phân biệt 았/었/였더니 và 더니
Phân biệt cách dùng đúng 2 ngữ pháp 았/었/였더니 và 더니. Hai cấu trúc này dùng rất giống nhau song để dùng đúng chất nhất thì hơi rối rắm. Nên các bạn dùng lưu ý nhá :3.
Mới nhìn rất nhiều người nhầm lẫn 았/었/였더니 là dạng quá khứ của 더니 nhưng thực ra 2 ngữ pháp này hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa cũng như cách sử dụng.
1. Cách dùng của ngữ pháp 더니
Động từ/Tính từ+ 더니 | Dùng để chỉ nội dung của vế trước tương phản hoặc khác so với phía sau. |
Danh từ (이)더니 |
지난 겨울에는 눈이 별로 안 오더니 이번에는 많이 오네요
Mùa đông năm ngoái tuyết chẳng rơi mấy mà năm nay rơi nhiều thật.
예전에는 뚱뚱하더니 지금은 날씬해졌어요
Ngày xưa nó béo lắm mà giờ mảnh mai đi nhiều rồi.
[adinserter block=”17″]
Dùng để chỉ hành động nào đó ở vế trước nên dẫn tới kết quả ở vế sau ( đối tượng được nhắc tới là người khác thuộc ngôi thứ 3 ) |
친구가 술을 많이 먹더니 토했어요
Bạn ấy uống quá chén nên nôn hết rồi.
내 친구가 남자 친구와 자주 싸우더니 결국 헤어졌다.
Nhỏ bạn tôi thường xuyên cãi nhau với bạn trai nên rốt cuộc họ chia tay nhau rồi.
Lưu Ý: khi sử dụng ngữ pháp 더니 không thể sử dụng cho ngôi thứ nhất(người nói)(tôi – chính tôi) và chủ ngữ ở 2 vế phải giống nhau. |
(내가) 열심히 공부하더니 시험을 잘 봤다 (X)
(동생이) 텔레비전을 많이 보더니 (엄마)가 화가 났다 (X)
[adinserter block=”17″]
2. Cách dùng của ngữ pháp ~았/었/였더니
Dùng để chỉ sự phát hiện,khám phá của bản thân sau khi làm 1 việc gì đó |
오랜만에 고향에 갔더니 많은 것이 변해 있었다
Lâu lắm mới lại về quê thấy mọi thứ thay đổi nhiều quá.
문을 열었더니 여자 친구가 서 있어서 깜짝 놀랐어요
Vừa mở cửa ra thấy bạn gái đứng ngay ở đó nên giật cả mình.
Dùng để chỉ sự việc nào đó sau khi làm xong dẫn tới kết quả ở vế sau. |
어제 술을 많이 마셨더니 오늘 머리가 아프네
Hôm qua uống nhiều quá nên giờ vẫn thấy đau đầu .
아침을 많이 먹었더니 아직 배가 안 고프네
Sáng mình ăn nhiều rồi nên giờ vẫn chưa thấy đói
Lưu ý: Sử dụng ngữ pháp ~았/었/였더니 chủ ngữ ở ngôi thứ nhất (người nói) còn ~더니 thì ngược lại. |
았/었/였더니 chỉ có thể kết hợp cùng động từ còn ~더니 thì kết hợp được tất cả. |
Để xem thêm nhiều ví dụ hay khác dùng đến ngữ pháp 더니, bạn xem bài bên dưới.
» Xem bài học về ngữ pháp 더니 |
[adinserter block=”17″]
→ Bài viết về Phân biệt 았/었/였더니 và 더니 tạm dừng tại đây. Hi vọng bài viết này cung cấp cho bạn một số thông tin có ích. Blog không có nút Like mà chỉ có mục Voite để bạn đọc đánh giá chất lượng bài viết ( từ 1 đến 5 sao), theo bạn bài viết này được ở thang điểm mấy sao? Hãy cho Blog biết để chúng tôi cải thiện chất lượng các bài viết sau.