Cách hiểu nhanh về ngữ pháp 아/어 버리다, 아/어 죽다, 고 말다
Đọc hiểu đơn giản về 3 ngữ pháp 아/어 버리다, 아/어 죽다, 고 말다. Tiếp tục loạt bài học 150 ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng một cách đơn giản dễ nhớ. Để xem các bài cũ hơn các bạn bấm xem danh sách bên dưới.
Như tiêu đề bài viết [Ứng dụng 아어여 버리다, 아어여죽다, 고 말다 vì vậy trong bài này sẽ đề cập đến 3 ngữ pháp trên.. tuy nhiên tại sao lại nhóm 3 ngữ pháp vào 1 bài??? Đọc xong 3 ngữ pháp này bạn sẽ biết tại sao.. !! À nhấn nhấn mạnh thêm 3 ngữ pháp này cũng khá dùng phổ biến trong sinh hoạt giao tiếp – Nó không phả dạng ngữ pháp {học nhưng không mấy khi dùng ..
1. Ngữ pháp 아어여 버리다 Gốc 버리다 là động từ có nghĩa là Bỏ, từ bỏ, vứt bỏ….Và khi gắn động từ phía trước tạo thành cách nói hay hơn. Cách dịch chung là ” ….mất, mất rồi, cả rồi…”
Ví dụ:
비맞아서 옷이 젖어버렸어요
Bị mắc mưa nên áo ướt cả rồi
6개월동안 아낀 돈을 한 밤에만 다 써버렸어요
Tiền để dành sáu tháng trời đã xài hết chỉ trong một đêm
그가 말을 안 하고 가버렸다
Anh ta không nói gì và đi mất rồi
여자 친구랑 1시에 만나자고 했는데 잊어버렸어요
Hẹn bạn gái gặp nhau lúc 1 giờ rồi mà lại quên mất
[adinserter block=”17″]2. Ngữ pháp 아어여죽겠다 – cùng cách nói với 아어여버리다, thì cấu trúc 아어여죽다/ 죽겠다 thể hiện mức độ phóng đại như cái chết.
Ví dụ:
마음이 아파죽겠어요
Tim tôi đau khổ muốn chết đi được
지금은 여친을 보고 싶어죽겠어요
Bây giờ tôi nhớ người yêu tôi muốn chết được
일은 힘들어죽었어요
Công việc đó mệt muốn chết luôn
3. Ngữ pháp 고 말다 – cấu trúc thể hiện cảm xúc, tâm trạng, hành động cuối cùng sau khi đã trải qua sự việc nào đó, lúc này 말다 => 말았다 biểu thị bằng thì quá khứ. Dịch là ” mất rồi., cuối cùng thì…” . Khi thể hiện quyết tâm kết thúc việc gì đó thì dùng 고 말겠다
Ví dụ:
아침에 늦게 일어나서 학교에 지각하고 말았어요
Vì ngủ dậy trễ nên tôi đã đến trường muộn mất rồi
세상을 떠난 아들을 그리워서 병이 나고 말았다
Vì quá thương nhớ người con trai đã qua đời nên mẹ đã ngã bệnh
편찮으신 이웃할아버지가 어젯밤에 돌아가시고 말았다
Ông bác hàng xóm sức khỏe yếu cuối cùng cũng đã ra đi vào tối qua
오늘 한번 결심을 먹고 집안일을 한꺼번에 하고 말겠어요
Hôm nay tôi đã quyết tâm và nhất định làm xong công việc nhà trong một lần
TIP: 아어여 버리다 và 고 말다 có nhiều điểm tương đồng ở chỗ có nhiều trường hợp là do điều kiện tự nhiên khách quan gây ra, không do chủ đích.
– 아어여버리다 khi có sự chủ đích thì cũng dùng thì quá khứ
– 고 말다 không thể hiện sự chủ đích mà là một kết thúc tự nhiên khi nói về quá khứ, và thường dùng trong câu thoại văn học để nhấn mạnh một kết thúc của một câu chuyện.
– 고 말다 khi có sự chủ động thì cũng dùng cho sự quyết tâm và cũng có một kết thúc tự nhiên phụ thuộc vào hành động của người đặt ra quyết tâm.
» Tải sách ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng (có tiếng Việt) |