Đọc hiểu đơn giản về 아/어/해 놓다 – 아/어/해 두다
Trong bài đọc này Blog sẽ tóm tắt cách dùng ví dụ của 3 ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng thường xuyên được dùng cả trong Viết và Nói đó là 아/어/여 놓다/두다 , và – 다가.
Trước tiên chúng ta bắt đầu với ngữ pháp 아/어/여 놓다, 아/어/여 두다
아/어/여 놓다 hay 아/어/여 두다 – ([1]Về tính tương đối là giống nhau thay thế cho nhau được) Dùng để diễn đạt ý nghĩa một hành động đã được thực hiện và kết thúc tuy nhiên kết quả của hành động đó vẫn đang giữ nguyên trạng thái bởi tác động của hành động ban đầu. 앞의 말이 나타내는 행동을 끝내고 그 결과를 유지함을 나타내는 표현.
나는 손님이 오기 전에 집 안을 정리해 놓았다.
Trước khi khách đến nhà tôi đã dọn dẹp nhà cửa để đó(xong rồi). Hành động dọn dẹp tạo nên kết quả nhà được dọn và cái nhà được dọn hiển nhiên là nó tồn tại tiếp ở trạng thái đó.
생각해 놓은 것이 없었던 나는 선생님의 갑작스러운 질문에 당황했다.
Tôi đã không có suy nghĩ gì trong đầu hết nên rất bối rối trước câu hỏi bất ngờ của giáo viên.
1)
가: 뭐부터 할까요? Bắt đầu làm cái gì bây giờ nhỉ?
나: 거기에 있는 야채 좀 씼어 놓으세요. Chỗ kia có rau kia kìa rửa để đó giúp tôi đi.
2)
가: 고기하고 야채를 같이 넣고 끓이면 되지요?[adinserter block=”25″]
Cho rau với thịt vào nấu nên là được đúng không?
나: 아니요, 고기를 먼저 삶아 놓아야 돼요.
Không, phải cho thịt vào luộc nên trước.
3)
가: 두부를 썰까요? Thái đậu phụ ra nhé
나: 아니요, 밀가루 반죽부터 먼저 해 두세요. Không, nhào bột mì để đó cho tôi trước đi nhé.
4)
내일 손님이 오신다고 해서 음식을 미리 준비해 두었어요
Ngày mai nghe nói là có khách nên đã chuẩn bị sẵn thức ăn
5)
추석 때 고향에 가려면 기차표를 미리 사 둬야 해요
Trung thu nếu muốn về quê thì phải mua vé tàu lửa trước
6)
비행기 좌석을 예약해 둘 테니 걱정 마세요
Rồi rồi sẽ đặt vé máy bay nên đừng lo
[adinserter block=”17″][1] Tuy – 아 놓다 và – 아 두다 được dùng với ý nghĩa khá là tương đồng tuy nhiên các bạn cũng nên hiểu kĩ hơn về ý nghĩa riêng của cả 2 để dùng cho chuẩn. Cũng giống như VN thôi cùng nói về rộng có rộng thênh thang, rộng bát ngát chả ai nói ở trong nhà này rộng bát ngát. Đọc một số giải thích và xem ví dụ thì mình thấy có 2 cách giải thích như sau khá dễ hiểu:
아 놓다 – Dùng cho hành động được sinh ra do tác động, là kết quả của một hành động khác trước đó. Còn 아 두다 – Dùng cho hành động có tính nguyên mẫu, có tính giữ nguyên trạng thái vốn có của nó.
Ví dụ ai đó nói: 내려 놓아라 – Hãy để nó xuống – người đó muốn bạn đặt nó xuống, họ cần bạn đặt nó xuống cái đặt nó xuống này vốn dĩ không phải trạng thái của nó. Còn 그냥 놓아 두어라(그냥 놔둬라, 그냥 놔 두세요, 놔 두세요, 놔 둬) – thì ở đây ngầm hiểu hãy để ở cái vị trí ấy, đặt chỗ đấy bởi có thể chỗ đó chính là chỗ mặc định thường để cái đó.
Vậy nên ví dụ như trong một số ví dụ sau chúng nó không thay thế cho nhau được:
우리 강아지를 살려 놓으세요. (O) Chúng mình hãy cứu con chó đó đi.Việc cứu con chó làm thay đổi kết quả là con chó từ chỗ chết → chỗ trở nên được sống
우리 강아지를 그냥 살려 두세요.(X) Còn viết thế này là sai hành động cứu mà không có tính chất biến đổi sự nguy cấp của con chó thì ko được gọi là cứu.
제 숙제를 동생이 다 망쳐 놓았어요.(O) Anh tôi làm hỏng bài tập về nhà của tôi.
제 숙제를 동생이 다 망쳐 두었어요.(X)
[adinserter block=”23″]Tiếp theo chúng ta đọc về ngữ pháp 다가
Ngữ pháp 다가 – Dùng để diễn đạt một hành động nào đó đang diễn ra thì bị gián đoạn, ngắt ngang chừng, hoặc kết thúc rồi chuyển sang hành động khác. 어떤 행동이나 상태 등이 중단되고 다른 행동이나 상태로 바뀜을 나타내는 연결 어미.
1) 가: 이건 어떻게 만들어요?[adinserter block=”25″]
Cái này làm thế nào vậy?
나: 고기를 볶다가 야채를 넣고 더 볶으세요.
Cho thịt vào xào sau đó cho rau vào tiếp tục xào lên.
2) 가: 교보문고가 어디예요?
Thư viện Kyobo ở đâu vậy ah?
나: 이 길을 따라 쪽 걷다가 원형 사거리에서 한 번 바퀴 가고 다시 돌아간다 나를 물어봐 .
Đi dọc theo hướng này đến ngã tư vòng xuyến đi một vòng rồi quay lại đây hỏi tôi.
→ Phân biệt (vỏ), (Cùi) 껍질/껍데기 Và 벗기다/까다
[…] + 더 읽기 […]