Đọc hiểu đơn giản về ngữ pháp 고 나서
Ở một bài lâu rồi trên Blogkimchi đã có nói về ngữ pháp 고 나서 này rồi, tuy nhiên bài đó hơi ngắn. Nên hôm nay ad tách ra viết riêng một bài riêng về cấu trúc 고 나서 này và lấy nhiều ví dụ hơn để các bạn tham khảo nhé.
Định nghĩa & cách dùng của ngữ pháp 고 나서
Cấu trúc 고 나서 – Được dùng để nói về một hành động nào đó phía trước kết thúc, sau đó tiếp tục thực hiện một hành động khác.
Ví dụ:
1. 밥 먹고 나서 30분 후에 이 약을 먹어.
Sau khi ăn khoảng 30 phút hãy uống thuốc này (Sau khi việc dùng bữa kết thúc khoảng 30 phút sau thì thực hiện hành động tiếp theo là uống thuốc)
2. 영화를 보고 나서 쇼핑을 합시다.
Sau khi xem phim thì cùng đi mua sắm nhé.
3. A: 언제 숙제 했어요? Đã làm bài tập về nhà khi nào vậy?
B: 샤워 하고 나서 했어요. Sau khi tắm xong đã làm rồi.
4. A: 수업 끝나고 나서 워 할 거예요? Sau khi tiết học kết thúc(tan học) thì làm gì?
B: 백화점에 쇼핑하러 갈 거 예요. Định đi tới tiệm bách hóa mua sắm.
5. A 졸업하고 나서 뭐 하고 싶어요? Sau khi tốt nghiệp muốn làm gì?
B: 아직 잘 모르겠어요. Bây giờ vẫn chưa biết(chưa biết muốn làm gì, chưa nghĩ sẽ làm gì)
Cơ bản ngữ pháp 고 나서 không khó, chúng ta tạm xem qua vài ví dụ dễ đó. Bây giờ đi vào những điểm cần lưu ý khi sử dụng 고 나서 nhé.
Lưu ý đầu tiên ngữ pháp 고 나서 không được kết hợp với động từ ở dạng quá khứ(았/었) và động từ ở hành động thứ nhất không được dùng dạng tương lai(겠) → nó chỉ được dùng khi nói về hoạt động ở hiện tại đơn.
아침에 먹었고 나서 신문을 읽는다. Sáng nay ăn xong tôi đọc báo.(X)
→ Bởi bản chất 고 나서 cộng vào động từ hành động đã được thực hiện và kết thúc(trong thực tế hoặc trong kế hoạch) và nó được cộng luôn nguyên mẫu với động từ không cần chia 았/었 trước khi dùng nữa.
주말 아침에 먹겠고 나서 신문을 읽는다. Cuối tuần vào buổi sáng tôi sẽ ăn sáng rồi đọc báo. (X)
→ Sai vì động từ ở hành động thứ nhất không được dùng dạng tương lai(겠). Trong câu này muốn sử dụng 고 나서 cho kế hoạch dự định thì mặc định hiểu rằng hành động thứ nhất kết thúc rồi thực hiện hành động thứ hai và lúc này ta sẽ chia hành động thứ hai ở đuôi thì tương lai ~겠, ~ㄹ 까하다..
Sửa: 주말 아침에 먹고 나서 신문을 읽겠어요. Cuối tuần vào buổi sáng tôi sẽ ăn sáng rồi đọc báo.
[adinserter block=”31″][adinserter block=”29″]So sánh 고 나서 với 고서
Tiếp theo ở phần này ad sẽ chỉ ra vài điểm khác nhau giữa hai cấu trúc này để các bạn lưu ý khi dùng đỡ bị rối giữa hai cái.
Giống nhau
– Cả hai đều kiểu diễn đạt thực hiện một hành động xong rồi thực hiện một hành động khác.
그는 전화를 받고서 나갔다. Anh ta nhận điện thoại rồi đi ra ngoài.
그는 전화를 박고 나서 나갔다. Anh ta nhận điện thoại rồi đi ra ngoài.
Sự khác nhau giữa 고 나서 và 고서
Thứ nhất 고서
– Hành động hai vế phía trước và phía sau có liên quan về mặt cách thức(phương tiện) – phương pháp. Tức là khi bạn muốn nói nhấn mạnh vào cách thức, phương tiện thực hiện cái vế hành động trước đó thì bạn hãy nhớ dùng đến 고서.
자동차를 몰고서 시내로 나갔다. Lái xe ô tô đi vào thành phố. Các bạn thấy ở đây có quan hệ về mặt phương thức giữa vế trước và sau.Vế trước là cách thức(자동차로) để tiến hành vế sau. Tức là dùng-đi ô tô để vào thành phố.
창문을 열고서 보아라. Mở cửa ra để ngắm-xem (Phương pháp mở cửa ra)
그는 팔짱을 끼고서 나에게 말했다. Anh ta đứng khoanh tay nói với tôi. (Tức là không phải đứng nói bình thường mà là đứng khoanh tay – đó là cách thức)
→ Còn đối với 고 나서 hành động hai vế phía trước và phía sau chỉ đơn thuần có mối quan hệ trước sau.고 나서 thì đơn thuần là bạn kể lại thứ tự việc đã làm.
자동차를 몰고 나서 시내로 나갔다. Nếu dùng 고 나서 như vậy thì vế trước và sau chỉ là quan hệ về mặt trình tự tức là “lái xe ô tô rồi đi vào thành phố” tức là có thể lái xe đi đâu đó làm việc gì đó xong rồi mới đi vào thành phố.
창문을 열고 나서 보아라. Mở cửa ra, xong rồi ngắm nhìn thôi. Nó chỉ là mang tính trình tự thứ tự.
Thứ hai 고서
nó còn có thể dùng khi trạng thái hành động của hai vế vẫn còn được duy trì – tồn tại đồng thời. (Với 고 나서 thì những trường hợp ý nghĩa như vậy là không có).
뭘 모르고서 그에게 그 말을 했다. Không biết cái gì mà lại đi nói như thế với người đó. Tức là ở đây cái 그 말을 (cái lời nói ra đó) được nói với cái trạng thái 모르고-không biết cái gì, không rõ..
누굴 믿고서 여기까지 왔니? Tin ai mà đến tận đây (Tức là đến đây với cái trạng thái là tin ai đó)
[adinserter block=”29″][adinserter block=”31″]Thứ ba 고서
nó còn có thể mang ý nghĩa gần tương tự như ‘으면‘ để biến vế trước nó thành một vế điều kiện. (Với 고 나서 thì những trường hợp ý nghĩa như vậy là không có).
그가 바보가 아니고서 그렇게 할 수 없다. Nó không phải là đứa ngốc nên mới không làm thế được(kiểu như nó mà ngu thì nó mới làm)
그래 가지고서 어떻게 그 일을 할 수 있겠니? Ừ coi vậy đi làm sao có thể làm được việc đó.
Thứ tư 고서
nó còn thế thể diễn đạt hai vế mang ý nghĩa đối lập nhau. (Với 고 나서 thì những trường hợp ý nghĩa như vậy là không có).
그는 이 사실을 알고서 모르는 체했다. Anh ta biết sự thật đó và giả vờ không biết.
그는 밥을 먹고서 안 먹었다고 한다. Anh ấy ăn cơm rồi và(mà lại) nói vẫn chưa ăn cơm.
* * * * * *
Bài hướng dẫn về cấu trúc ngữ pháp -고 나서 tạm dừng tại đây. Khi nào có thời gian và cảm hứng ad sẽ biên tập tiếp bài về so sánh -고 với -고서 sau nhé. Nếu các bạn thấy những thông tin Ad vừa chia sẻ có ích thì hãy Voite 5 sao bài viết này nhé.
[adinserter block=”31″][adinserter block=”39″]→ Chuyên mục “Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn” trên Blogkimchi.
Ở ví dụ 4: 수업 끝나고 나서 *뭐 할 거예요?