Tóm tắt 34 ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp

  1. ĐT + 기가 무섭게: “ngay , ngay lập tức..”
  2. ĐT + 다 보니까
  3.  -는 바람에
  4. 다가는
  5. 느라고
  6. 아/어/해서’ vs ‘-느라고’
  7. ĐT+ -ㄹ/을 만하다: “có giá trị, có ý nghĩa”,”đáng để”
  8. DĐTT+ ㄹ/을 리가 없다: “không có lý nào”…
  9. Danh từ, Động từ, Tính từ + 거든: “nếu”,”giả như”
  10. Động từ, Tính từ+ -(으)ㄹ까 봐(서) Hình như(có vẻ)….nên…(lo/đã làm gì đấy.
  11. -(으)ㄴ/는 척하다 : ‘giả vờ như’ , ‘tỏ ra như’….
  12. Danh từ, Động từ, Tính từ + -(으)ㄹ 텐데: ‘chắc là’, ‘có lẽ’
  13. Danh từ -에다가 : ‘thêm vào’, ‘cho vào’
  14. (으)ㄴ/는/ㄹ 줄 알다/모르다: ‘cái việc này’ biết/không biết, “biết(khả năng)”
  15. –자 :”ngay”, “lập tức”..
  16. ㄹ걸(요) : có lẽ”, chắc là..
  17. – 잖아(요).
  18. Danh từ -에 못지않게: “ngang ngửa”, “chả kém gì”
  19. -(으)ㄹ 뻔하다: Suýt nữa thì , chút xíu nữa thì
  20. -(으)ㄹ 테니까 : ‘sẽnên’
  21. -도록 :’để’, ‘để làm’, ‘để có thể’ ~~ ‘게끔”~~ㄹ 때까지'(đến tận lúc) và ‘ㄹ정도'(đến mức)
  22. -(으)ㄹ 걸 그랬어(요): việc đã xảy ra trong QK mà có chút hối hận hoặc tiếc nuối
  23. –던: dở dang”
  24. -다면
  25. -(으)ㄴ/는데도 불구하고: Mặc dùnhưng
  26. –더라고(요): bộc lộ cảm than
  27. 아/어/해지다: Trở nên
  28. -고 말다: “mất”, “xong””nhất định sẽ”
  29. – 아/어/해 봤자
  30. –았/었/했더라면:Nếu đãthì đã
  31. 아무리 -아/어/해도:Dùthì vẫn/thì cũng
  32. ĐT+ ‘-곤 하다’ :”hay”; “đã hay”…
  33. ĐT+ -아/어 버릇하다

———————————————————————-

1. ĐT + 기가 무섭게 

Đây là dạng nhấn mạnh của -자마자, mang ý nghĩa là: 

Vế thứ nhất vừa kết thúc thì vế thứu hai diễn ra luôn: “ngay , ngay lập tức..” 

VD: 

남편은 집에 들어오기가 무섭게 아이부터 찾아요.(들어오다) 

Ngay sau khi chồng vào nhà thì anh ấy tìm con 

벨이 울리기가 무섭게 나가서 택배를 받아 왔어요.(울리다) 

Ngay sau khi tiếng chuông vừa reo lên tôi liền ra nhận bưu phẩm . 

남편은 아침에 일어나기가 무섭게 텔레비전 뉴스부터 봐요.(일어나다) 

Chồng tôi ngay sau khi thức dậy anh ấy liền xem tin tức truyền hình. 

* Lưu ý: 

-Trước 기가 무섭게 luôn là động từ 

– Thực ra cấu trúc câu này không được dùng nhiều, mình đưa lên đây là chỉ để khi đi thi các bạn nên biết nghĩa của nó thôi.(hình như ngoài xem trong sách mình dùng câu này bao giờ mà chỉ dùng nhiều -자마자) 

*Các bạn làm thử một số câu dưới đây. 

1. 저는 깔끔한 성격이라 밥을(…) 설거지를 하는 편이에요.(먹다) 

2. 요즘 남편이 일이 많아서 자리에(…) 잠이 들어요.(눕다) 

3. 옷이 젖을 까 봐 빗방울이(…) 빨래부터 걸었어요.(떨어지다) 

4. 마지막 답을(…) 선생님이 시험지를 걸어가셨어요.(쓰다) 

5.남편이 라면을 좋아해서 라면을(…) 다 먹어요.(사다 두다) 

2. ĐT + 다 보니까 

앞 문장의 행동을 끊임없이 계속하고 나서 뒤 문장의 결과가 나타남. 

(Làm hành động của vế trước liên tục không ngừng dẫn đến kết quả vế sau). 

1.그 남자한테 너무 친절하게 해 주다 보니까 나를 사랑하게 되었나 봐요. 

Tôi hay( thường xuyên, liên tục) đối xử tốt với anh ta quá nên có lẽ anh ta đã yêu tôi. 

–> Ở đây các bạn hiểu đối xử tốt ở đây không phải chỉ là một lần mà liên tục(quãng thời gian dài) nên có lẽ anh ấy đã yêu tôi. 

Khác với câu: 

2. 그 남자한테 너무 친절하게 해 주니까 나를 사랑하게 되었나 봐요. 

(Vì tôi đối xử tốt với anh ta nên có lẽ anh ta đã yêu tôi) 

Câu 1 và câu 2 khác nhau là ở chỗ đó. 

• 외국에서 혼자 살다 보니까 고향이 그립습니다. 

Sống một mình lâu ở nước ngoài thì thấy nhớ quê hương. 

—>Ở đây không thể dịch là “vì sống ở nước ngoài mà nhớ quê hương” mà phải hiểu là”vì sống ở nước ngoài lâu(sống mãi ở nước ngoài) nên thấy nhớ quê hương” 

• 텔레비전을 보다 보니까 시간 가는 줄 모르겠습니다. 

Xem tivi liên tục thì thời gian trôi đi lúc nào không biết. 

(Câu này cũng tương tự) 

• 날씨가 나쁘다 보니까 모임에 사람이 아무도 안 나왔다 

Vì thời tiết xấu nên chẳng ai đến họp mặt 

*Lưu ý: 

-Có thể nói trong cấu trúc này ở vế trước mà là cái tốt thì vế sau nó cũng là cái kết quả tốt và ngược lại. 

-Đứng trước đó luôn là động/tính từ. 

※ Các bạn làm thử 3 câu dưới đây nha^^ 

1. 매일 매일 고기만 (먹다)…살이 쪘어요. 

=>1. 매일 매일 고기만 먹다 보니까 살쪘어요 

2. 매일 한국 친구를 (만나다)…한국어를 잘 하게 되었어요. 

=>2.매일 한국친구를 만나다 보니까 한국어를 잘 하게 됐어요 

3. 매일 열심히 (공부하다) …. 자신감이 생겼어요 

=>3. 매일 열심히 공부하다 보니까 한국어를 자신감이 생겼어요 

****************************≧◠◡◠≦********************************

3. -는 바람에 

예상하지 못한 일 때문에 뒤에 좋지 않은 결과가 온다. 

Do việc gì đó không lường trước được nên dẫn đến kết quả không tốt. 

• 아침에 늦잠을 자는 바람에 학교에 지각했어요. 

(Buổi sáng bị ngủ dậy muộn nên đã đến trường muộn) 

• 교통사고가 나는 바람에 병원에 입원하게 됐어요. 

(Do xảy ra tai nạn giao thông nên đã nhập viện) 

• 물가가 오르는 바람에 생활이 더 어려워지고 있어요. 

(Do vật giá tăng lên làm cho sinh hoạt khó khắn hơn) 

• 갑자기 임신을 하는 바람에 일을 그만 두었어요. 

(Do đột nhiên mang thai nên đã nghỉ việc.) 

• 시험을 못 보는 바람에 진급을 못했습니다. 

(Do không thi tốt nên đã không được thăng cấp). 

• 지하철이 고장 나는 바람에 회사에 늦게 갔습니다. 

(Do tàu điện bị hỏng nên đã tới công ty muộn). 

*Luyện tập 

Các bạn viết câu thích hợp vào ô trống sau. 

1. ( )는 바람에 아침밥을 못 먹었어요. 

2. 넘어지는 바람에 ( ). 

3. ( ). 

Phân biệt -아/어서 vs -는 바람에 

• 아침에 늦게 자서 학교에 지각했다.(Vì ngủ muộn nên sáng đã đến trường muộn) 

(Nói về lý do đi muộn) 

• 아침에 늦잠을 자는 바람에 학교에 지각했다. 

(Do sáng ngủ dậy muộn nên đã đến trường muộn) 

–>Nói về lý do đi muộn và đây là do ngoài suy nghĩ(không có ý định dậy muộn) hay nói cách khác là bị dậy muộn. 

*Lưu ý: 

-Kết quả vế sau thường là kết quả không tốt,câu phủ định(부정문) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

4. -다가는 

앞 문장의 행동을 여러 번 하면 나쁜 결과가 생길지도 모른다고 걱정한다. 

(Hành động vế trước nếu cứ tiếp diễn nhiều lần thì e rằng sẽ dẫn đến kết quả xấu) 

… * Dạng câu văn: 

이렇게 

그렇게 + [동]-다가는 + 안 좋은 일 

저렇게 

(Thế nọ thế kia + 다가는 + việc không tốt(kết quả không tốt) 

*VD: 

• 그렇게 놀다가는 시험에서 떨어질 텐데…. 

(Cứ mải chơi như vậy thì thi sẽ rớt mất.) 

• 사탕을 많이 먹다가는 이가 썩을 거예요. 

(Cứ ăn nhiều kẹo vậy thì răng sẽ sâu mất thôi) 

• 담배를 계속 피우다간 건강이 나빠질 거예요. 

(Hút thuốc liên tục vậy thì sức khoẻ sẽ xấu đi đó) 

• 과자를 그렇게 먹다간 살이 찔 거예요. 

(Ăn bánh thế kia thì sao cũng béo lên) 

• 술을 마시고 운전하다가는 사고가 나요. 

(Uống rượu mà cứ lái xe thì xảy ra tai nạn đó) 

• 엄마한테 자주 거짓말을 하다간 야단맞아요. 

(Cứ hay nói dối mẹ như vậy bị mắng đó) 

• 도둑질을 하다간 감옥에 가요. 

(Trộm cắp vậy sẽ có ngày vào tù) 

*Chú ý: 

‘다간 là dạng viết tắt của ‘다가는’ 

Luyện tập: 

Các bạn sử dụng mẫu câu ‘-다가는’ để đặt câu văn sau: 

1. 아침에 늦잠을 자다. 

⇒ 

2. 아침밥을 안 먹다. 

⇒ 

3. 이를 안 닦다. 

⇒ 

4. 하루 종일 컴퓨터 게임만 하다 

⇒ 

Theo mình cấu trúc này mang nghĩa kiểu như ” cứ thế này…sao cũng…) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

5. -느라고 

앞의 일을 하는데 시간이 걸린다. 그래서 뒤의 결과가 생긴다. 

(Tốn thời gian vào việc làm vế trước nên sinh ra kết quả vế sau) 

… • 요즘 시험공부를 하느라고 놀지 못해요. 

(Dạo này bận học ôn thi nên không đi chơi được) 

• 결혼 준비 하느라고 바빴어요. 

(Chuẩn bị cho kết hôn nên đã rất bận) 

• 엄마가 아이를 보느라고 하루 종일 쉬지 못해요. 

(Do mẹ phải trông bé nên suốt cả ngày không có thời gian nghỉ) 

*Chú ý: 

– Trước -느라고 không viết được thì quá khứ 

– Chỉ kết hợp được với động từ 

– Phía sau nó không viết được dưới dạng câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ. 

– ‘-느라고’ chủ yếu kết quả vế sau mang tính phủ định, khó khăn, vất vả. 

– Vế trước và vế sau phải cùng là một chủ ngữ. 

*Bài tập: 

I) Các bạn sử dụng cấu trúc ‘-느라고’ để hoàn thành đoạn hội thoại sau. 

가 : 요즘 왜 그렇게 연락을 안 하니? 

나 : ( ) 바빴어.(시험공부를 하다) 

가 : 한국어 공부는 많이 했니? 

나 : 아니. ( ) 공부를 많이 하지 못했어.(아르바이트를 하다) 

가 : 학비를 버느라고 바쁘구나. 

나 : 아니, 사실은 ( ) 아르바이트를 하는 거야.(데이트 비용을 벌다) 

가 : 뭐라고? 

II) Chọn cấu trúc câu thích hợp: 

1. 시간이 ( 없어서 / 없느라고 ) 친구를 만날 수 없었어요. 

2. 공부를 열심히 ( 해서 / 하느라고 ) 시험을 잘 봤어요. 

3. 지하철을 ( 못 타서 / 못 타느라고 ) 학교에 늦었어요. 

4. 늦게 ( 일어나서 / 일어나느라고 ) 학교에 지각했어요. 

5. 아침마다 ( 화장해서 / 화장하느라고 ) 시간이 걸립니다. 

6. 텔레비전을 ( 봐서 / 보느라고 ) 중요한 약속을 잊어버렸습니다. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

6. ‘-아/어/해서’ vs ‘-느라고’ 

I) Điểm chung 

1) Cả 2 cấu trúc này đều thể hiện lí do, nguyên nhân, mục đích. 

① 청소를 하느라고 전화 소리를 듣지 못했어요. 

② 청소를 해서 전화 소리를 듣지 못했어요. 

③ 기한 내에 과제를 내느라고 서둘렀어요. 

④ 기한 내에 과제를 내서 다행이었어요. 

⑤ 아이를 돌보느라고 집에만 있었어요. 

⑥ 아이를 돌봐서 밖에 나가지 못했어요. 

⑦ 그는 유물을 찾느라고 전국을 돌아다녔다. 

⑧ 그는 유물을 찾아서 전국을 돌아다녔다. 

2) Cả 2 cấu trúc này trước đó đều không sử dụng được dưới dạng quá khứ 

‘-았,었,했’ 

① 음식이 만들었느라고 많이 먹지 못했어요. (X) 

② 음식이 만들었어서 많이 먹지 못했어요. (X) 

③ 그는 유물을 찾았느라고 전국을 돌아다녔다. (X) 

④ 예전에는 날씬했어서 아무 옷이나 잘 어울렸어요. (X) 

3) Cả 2 cấu trúc này phía sau nó không viết được dưới dạng câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ.(chúng ta đang xét ‘-아/어/해서’ mang nghĩa lí do) 

*’-아/어/해서’ mang nghĩa “thứ tự” thì có thể dùng được. 

II) Điểm khác nhau. 

1) ‘느라고’ không kết hợp được với tính từ trong khi đó ‘-아/어/해서’ thì được. 

① 작느라고(X) 

② 예쁘느라고(X) 

2) ‘-느라고’ chủ yếu kết quả vế sau mang tính phủ định, khó khăn, vất vả còn với cấu trúc ‘-아/어/해서’ thì không liên quan( có thể dùng cho mọi loại câu) 

① 새벽에 떠나느라고 식사를 못했습니다. (0) 

① 새벽에 떠나서 식사를 못했습니다. (0) 

② 혼자 청소하느라고 시간이 오래 걸렸다. (0) 

② 혼자 청소해서 시간이 오래 걸렸다. (0) 

③ 급히 가느라고 인사를 못했어요. (0) 

③ 급히 가서 인사를 못했어요. (0) 

④ 연습을 많이 하느라고 괜찮습니다. (X) 

④ 연습을 많이 해서 괜찮습니다. (0) 

⑤ 머리를 기르느라고 뒷모습이 아름답습니다. (X) 

⑤ 머리를 길러서 뒷모습이 아름답습니다. (0) 

⑥ 성능이 좋아지느라고 쓰기 편합니다. (X) 

⑥ 성능이 좋아져서 쓰기 편합니다. (0) 

3) Chủ ngữ phía trước và phía sau. 

Đối với cấu trúc ‘-느라고’ chủ ngữ 2 vế trước và sau phải giống nhau. 

Đối với cấu trúc ‘-아/어/해서’ thì chủ ngữ 2 vế có thể giống và khác nhau đều được hết. 

① 제가 새벽에 떠나느라고 (제가) 일찍 일어났습니다. (0) 

② 제가 새벽에 떠나느라고 어머니가 일찍 일어나셨습니다. (X) 

③ 제가 새벽에 떠나서 어머니가 일찍 일어나셨습니다. (0) 

④ 영희가 급히 가느라고 (영희가) 인사를 못했어요. (0) 

⑤ 영희가 급히 가느라고 철수가 배웅을 못했어요. (X) 

⑥ ④ 영희가 급히 가서 철수가 배웅을 못했어요. (0) 

4) Tính đồng thời và tính kết quả 

-느라고 

Hành động, hoàn cảnh của vế trước và sau đồng thời xảy ra 1 lúc. 

① 그는 컴퓨터 게임을 하느라고 정신이 없다.(게임을 하는 동안 정신이 없음) 

② 웃음을 참느라고 진땀을 흘렸다.(웃음을 참는 동안 진땀 흘림) 

③ 시험공부를 하느라고 잠을 못 잤다. (0) 

④ 집 수리를 하느라고 돈을 많이 썼다. (0) 

⑤ 집 수리를 하느라고 돈이 없다. (X) 

⑥ 산사태가 나느라고 사람들이 다쳤다. (X) 

⑦ 그녀는 머리를 자르느라고 남자같다. (X) 

⑧ 길을 넓히느라고 퇴근시간에도 막히지 않는다. (X) 

‘-아/어/해서’ 

Sau khi kết thúc hành động, hoàn cảnh vế trước thì kết quả đó dẫn đến hành động, hoàn cảnh vế sau. 

① 그는 컴퓨터 게임을 해서 정신이 없다.(게임을 한 결과 정신 없음) 

② 웃음을 참아서 진땀을 흘렸다.(웃음을 참은 결과 진땀 흘림) 

③ 시험공부를 해서 잠을 못 잤다. (X) 

④ 집 수리를 해서 돈을 많이 썼다. (X) 

⑤ 집 수리를 해서 돈이 없다. (0) 

⑥ 산사태가 나서 사람들이 다쳤다. (0) 

⑦ 그녀는 머리를 잘라서 남자같다. (0) 

⑧ 길을 넓혀서 퇴근시간에도 막히지 않는다. (0) 

5) 

-느라고 

Không viết cùng được với ‘-겠’ thể hiện ý chí hoặc dự đoán 

① 성공해야겠느라고 최선을 다했습니다. (X) 

② 저는 저는 식사준비를 해야겠느라고 집에 남아 있었어요. (X) 

Còn đối với’-아/어/해서 thì viết cùng được với ‘-겠’ thể hiện ý chí hoặc dự đoán. 

① 성공해야겠어서 최선을 다했습니다. (0) 

② 저는 식사준비를 해야겠어서 집에 남아 있었어요. (0) 

*Bài tập: 

1. 시간이 ( 없어서 / 없느라고 ) 친구를 만날 수 없었어요. 

2. 공부를 열심히 ( 해서 / 하느라고 ) 시험을 잘 봤어요. 

3. 지하철을 ( 못 타서 / 못 타느라고 ) 학교에 늦었어요. 

4. 늦게 ( 일어나서 / 일어나느라고 ) 학교에 지각했어요. 

5. 아침마다 ( 화장해서 / 화장하느라고 ) 시간이 걸립니다. 

6. 텔레비전을 ( 봐서 / 보느라고 ) 중요한 약속을 잊어버렸습니다. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

7. ĐT+ -ㄹ/을 만하다 

1) Cấu trúc này mang nghĩa: “có giá trị, có ý nghĩa”…. Chúng ta có thể hiểu là “đáng để” 

한국에서 한 번 가볼 만한 곳이 어디예요? 

… Ở Hàn Quốc thì nơi đâu đáng để đi thử một lần? 

요즘 서점에는 읽을 만한 책이 많아졌다. 

Dạo này ở hiệu sách những sách đáng để đọc đã nhiều lên. 

한글은 세계에 자랑할 만한 글자입니다. 

HanGul(Chữ Hàn) là chữ đáng tự hào trên thế giới. 

믿을 만한 친구가 몇 명이나 있어요? 

Có mấy người bạn đáng tin? 

이 음식을 먹을 만해요? 

Món này ngon không?(đáng để ăn không) 

2) ‘아직 -ㄹ/을 만하다’ 

Trước động từ có “아직”(vẫn còn) hoặc “아직도” 

Các bạn có thể hiểu là: ” vẫn còn…được” 

3일 전에 만든 음식이지만 아직 먹을 만해요. 

Món ăn này làm từ 3 ngày trước nhưng vẫn ăn được. 

이건 10년 전에 산 카세트지만 고장도 자주 안 나고 아직 쓸 만해요. 

Cái là là cái đài mua từ 10 năm trước nhưng cũng vẫn chưa hỏng và vẫn còn dùng được. 

이것은 몇 년 전에 유행했던 옷이지만 아직도 입을 만합니다. 

Cái áo này mốt từ mấy năm trước nhưng giờ vẫn còn mặc được. 

<주의> 

– Trước đó luôn là động từ 

– Thực ra ý nghĩa của 1 và 2 không khác nhau cho lắm, dịch thì có thể giống nhau nhưng nghĩa của nó có một chút khác. 

<연습> Các bạn dùng cấu trúc câu ĐT+ -ㄹ/를 만하다 để hoàn thành đoạn văn dưới. 

1. 불고기 / 한국 / 먹어 보다 

2. 만리장성 / 중국 / 가 보다 

3. 하룡바이 / 베트남 / 자랑하다. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

8. DĐTT+ ㄹ/을 리가 없다 

Ở Việt Nam khi người khác nói ra một câu chuyện mà khó có thể tin được chúng ta hay dùng câu “làm gì có chuyện đó”, “không thể có chuyện đó”…. Và cấu trúc hôm nay mang ý nghĩa như vậy “không có lý nào”… 

-여름에 눈이 올 리가 없어요. 

Mùa hè thì không có lý nào tuyết rơi. 

-밤에 해가 뜰 리가 없어요. 

Làm gì có chuyện mặt trời mọc ban đêm. 

-대통령이 저에게 전화할 리가 없어요. 

Làm gì có chuyện tổng thống gọi điện cho tôi. 

-그 사람이 나를 좋아할 리가 있을까요?(좋아할 리가 없다) 

Có lý nào người đó thích tôi? 

-선생님께서 학교에 안 오실 리가 있어요?(안 오실 리가 없다) 

Có lý nào cô giáo lại không đến trường? 

-한국어를 한 달 동안 배우고 한국 사람처럼 말할 수 있을 리가 없습니다. 

Làm gì có chuyện học tiếng Hàn 1 tháng mà nói như người Hàn. 

-그 사람이 여자일 리 없다. 

Người đó không thể là con gái(không có lý nào). 

-저런 사람이 고등학생 때 우등생이었을 리가 없어요. 

Người thế kia không có lý nào cấp 3 lại là học sinh xuất sắc. 

<주의> 

* Ở cấu trúc này các bạn còn có thể đổi sang ㄹ/을 리가 있다 dưới dạng câu hỏi đại loại như ㄹ/을 리가 있을 까요?, ㄹ/을 리가 있겠어요?…… 

<연습> 

Các bạn sử dụng ㄹ/을 리가 없다 hoặc ㄹ/을 리가 있다 để làm ví dụ bên dưới và dịch ra tiếng Việt nữa nha. 

1. 대학 입학시험이 없어졌어요. 

2. 비행기표가 1,000원이에요. 

3. 물고기가 걸어 다녀요. 

4. 설탕이 짜요. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

9. Danh từ, Động từ, Tính từ + 거든 

1. Trường hợp -거든- đứng giữa câu văn sẽ mang nghĩa là “nếu”,”giả như” 

Ví dụ: 

친구를 만나거든 안부를 전해 주세요. 

Nếu gặp người bạn đó thì cho tôi gửi lời hỏi thăm. 

옷이 안 맞거든 언제든지 바꾸러 오세요. 

Nếu áo không vừa thì hãy đến đây đổi bất cứ khí nào. 

Ở đây chúng ta sẽ thấy ngữ pháp này giông giống -(으)면 

Sau đây mình sẽ giúp các bạn phân biệt nó với -(으)면: 

-거든- đứng ở giữa câu và vế sau nó luôn là dạng câu mệnh lệnh kiểu như (으)세요, 십시오, 하라…và 권유(rủ rê) kiểu như (으)ㅂ시다, 하자…còn những đuôi câu bình thường(miêu tả, tường thuật…thì không dùng được) còn với (으)면 thì cái gì cũng được tất. 

Ví dụ: 

Nếu mùa đông trôi qua là mùa xuân đến: 

겨울이 가면 봄이 온다.(o) 

겨울이 가거든 봄이 온다.(x) 

Ở đây vì sao chúng ta lại không dùng được -거든-mà phải dùng (으)면 vì đó là câu nói miêu tả bình thường, đuôi câu không phải là mệnh lệnh hay 권유(rủ rê) gì cả. 

Một ví dụ tiếp nhá: 

Nếu có hẹn quan trọng thì cứ đi đi: 

중요한 약속이 있거든 어서 간다.(x) 

중요한 약속이 있으면 어서 가라.(ㅇ) 

(가라) là câu mệnh lệnh mang nghĩa “đi đi” nên ở trường hợp này có thể dùng được -거든- còn 간다 chỉ là câu nói bình thường nên sẽ không được. 

–> Biết thế này là giỏi hơn cả 1 người Hàn bình thường rồi đó các bạn ạ :)) 

Ok chúng ta xét tiếp trường hợp 2 

2. Trường hợp -거든(요) ở cuối câu: 

Bình thường thì nói là 거든요 nhưng khi dùng nói ngắn gọn với bạn bè có thể dùng -거든. Nó đơn giản chỉ mang nghĩa là giải thích một cái gì đó cho người nghe có thể hiểu là “vì”…. 

Ví dụ: 

난 밥 먹을 때 꼭 김치가 있어야 하거든. 

Khi ăn cơm nhất định phải có kimchi đấy. 

Đọc câu này thì có cảm nhận khác với câu nói bình thường thế nào nhỉ? 

1-난 밥 먹을 때 꼭 김치가 있어야 해요.(Khi ăn cơm nhất định phải có kimchi) 

2-난 밥 먹을 때 꼭 김치가 있어야 하거든. 

Câu 1 nếu bạn đọc thì sẽ không có cảm nhận gì đặt biệt cả vì đó là đuôi câu bình thường còn câu 2 khi nghe sẽ có cảm nhận như người nói muốn “khoe” ra là khi ăn cơm nhất định phải có kim chi đấy, không có không ăn được đâu… 

Cái này là cảm nhận nên các bạn dùng nhiều và nói chuyện nhiều sẽ dần dần cảm nhận được thôi, còn đọc xong cái này không hiểu mình viết gì cũng không sao :)) 

Một số ví dụ khác: 

-가 : 사람들이 왜 그 영화를 많이 봐? Sao mọi người lại xem phim đó nhỉ 

나 : 재미있거든. Phim đó hay lắm. 

– 내 동생은 고등학생이거든. Em tôi là học sinh cấp 3 đó. 

-옛날에 호랑이 있었거든요.(Ngày xưa thì có hổ đó) 

-난 여자친구 2명이나 있거든.(Tôi có những 2 bạn gái cơ) 

À tự nhiên nói đến đây mới nhớ, mình thấy cấu trúc này hay dùng trong trường hợ này rất là thú vị.(lúc khoe hơn) 

Ví dụ. 

친구: 난 여자친구 있어. Tao có bạn gái nhá 

나 : 난 여자친구 2명이나 있거든. Tao có 2 bạn gái cơ. 

Khi mà người khác khoe mình cái gì đó mà mình muốn khoe hơn(tự hào) thì dùng đuôi câu này rất hay^^ các bạn dùng thử nha. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

10. Động từ, Tính từ+ -(으)ㄹ까 봐(서) 

Cấu trúc câu này dùng khi nói “lo lắng” về một cái gì đó. 

Có thể hiểu ngữ pháp này là: 

… Hình như(có vẻ, nhỡ đâu)….nên…(lo/đã làm gì đấy. 

Ví dụ: 

-시험에 떨어질까 봐 걱정해요. 

Tôi đang lo ở kỳ thi này có vẻ sẽ trượt. 

-부모님은 자식이 아플까 봐 걱정하십니다. 

Bố mẹ lo lắng không biết con cái có bị đau ốm gì không. 

-할머니의 짐이 무거울까 봐 대신 들어 드렸어요. 

Thấy bà ngoại xách đồ có vẻ nặng nên tôi đã cầm giúp(thay) bà. 

-살이 찔까 봐서 조금만 먹어요. 

Thấy có vẻ béo lên nên tôi chỉ ăn một chút thôi. 

-약속을 잊어버릴까 봐서 수첩에 적었어요. 

Nhỡ đâu quên mất cuộc hẹn nên tôi đã ghi vào sổ. 

-오후에 비가 올까 봐 우산을 가져왔어요. 

Nhỡ đâu chiều mưa nên tôi đã mang theo ô. 

*Lưu ý: 

-Trước (으)ㄹ까 봐(서) thường xuất hiện kiểu 부정문(những việc không tốt) đại loại như: thi trượt, có mưa, đau ốm, quên mất….thì câu văn sẽ tự nhiên hơn. 

Nên vế sau nó thường hay xuất hiện: 걱정이다/걱정하다…(lo lắng) 

Ví dụ: 

영화가 재미있을까 봐 보러 극장에 갔어요.(X) 

Như mình đã nói trên, vì vế trước nó là (영화가 재미있다) nên chả có gì để nói, chả có gì để lo nữa nên khi kết hợp với cấu trúc (으)ㄹ까 봐 nghe sẽ rất ngang —> câu này sai. 

Mình sẽ sửa lại thành: 

영화가 재미없을까 봐 보러 극장에 안 갔어요. 

(Bộ phim có vẻ không hay nên tôi đã không đi đến(rạp) xem). 

Nghe sẽ tự nhiên hơn. 

-Theo mình thấy thì vế sau nó không kết hợp được với dạng (명령문) câu mệnh lệnh hay 청유문(câu thỉnh dụ hay nói các khác là ‘rủ rê’) 

Ví dụ: 

나중에 시간이 없을까 봐 미리 공부하세요.(X) 

나중에 시간이 없을까 봐 미리 공부합시다.(X) 

나중에 시간이 없을까 봐 미리 공부했어요.(O) 

(Sợ sau này không có thời gian nên đã học trước.) 

* Bài tập: 

Các bạn dùng cấu trúc câu đã học trên để viết tiếp đoạn sau(dịch sang Tiếng Việt) nữa nhá: 

1. 건강에 나쁘다 

2. 시험이 어렵다 

3. 돈이 모자라다 

4. 선생님에게 야단맞다 

5. 실수하다 

****************************≧◠◡◠≦********************************

11. -(으)ㄴ/는 척하다 

Cấu trúc này có nghĩa là: ‘giả vờ như’ , ‘tỏ ra như’…. 

(Cố làm giống với cái gì đó) 

… 놀라지 않았는데 일부러 놀란 척했어요.(놀라다) 

Không bị ngạc nhiên những đã cố tỏ ra ngạc nhiên. 

게임을 하면서 공부하는 척했어요.(공부하다) 

(Đã) Vừa chơi game vừa giả vờ như đang học. 

예쁘지도 않은 여자가 예쁜 척하는 모습은 보기 싫어요.(예쁘다) 

Ghét người con gái nào xấu mà cứ tỏ ra là mình đẹp. 

음식이 입에 안 맞았지만 성의를 생각해서 맛있는 척하고 먹었어요.(맛있다) 

Món ăn không ngon nhưng nghĩ đến thành ý nên đã giả vờ ăn một cách ngon miệng. 

학생인 척하지 마세요. 

Đừng giả làm học sinh. 

*Lưu ý: 

– Có thể dùng cấu trúc tương tự là: ‘ㄴ/는 체하다’ 

VD: 

알고도 모르는 체하는 것 같아요. 

(Biết rồi mà cứ giả như không biết ý) 

-Đối với động từ ở thời hiện tại dùng ‘는 척하다’ 

-Đối với động từ ở thời quá khứ ta dùng ‘ㄴ척하다’ 

-Đối với tính từ có 있다,없다 thì dùng ‘는 척하다’ 

-Còn đối với các tính từ khác và danh từ thì dùng ‘ㄴ척하다’ 

*Bài tập: 

Các bạn sử dụng cấu trúc ‘-(으)ㄴ/는 척하다’ để hoàn thành câu sau: 

1. 밖에 나가기 싫어서 배가 ( ).(아프다) 

2. 모르는 사람이 벨을 눌러서 일부러 집에 사람이 ( ).(없다) 

3. 남편이 도와줘서 힘들지 않았지만 ( ).(힘들다) 

4. 아기 앞에서 ( ) 아기도 따라서 울어요.(울다) 

5. 돈도 없으면서 돈이 ( ) 친구들도 있어요.(많다) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

12. Danh từ, Động từ, Tính từ + -(으)ㄹ 텐데 

Đây cũng là một cấu trúc dự đoán kiểu như ‘chắc là’, ‘có lẽ’ 

Theo mình thấy nó khác vs những cấu trúc khác ở chỗ ở đây cũng là dự đoán nhưng nó mang chút gì kiểu “tiếc nuối”,’xót xa'(chắc là ko đến mức đấy nhưng m ko biết dùng từ gì để diễn tả nổi. 

*Đối với động từ và tính từ dùng: –(으)ㄹ 텐데 

*Đối với danh từ dùng: -일 텐데 

Nếu nó ở cuối câu các bạn có thể thêm ‘요’ vào nha để ko bị 반말. 

Xét mấy ví dụ dưới đây nha: 

1. 제가 내일 못 갈 텐데 어떡하지요? 

Ngày mai tôi không thể đi được, phải làm thế nào ạ? 

2) 친구들이 기다릴 텐데 빨리 가 보세요. 

Bạn bè đang chờ đó, đi nhanh đi ạ. 

3) 시험이 어려울 텐데 열심히 공부해야 해요. 

Thi có lẽ khó lắm đây nên phải học chăm chỉ. 

4) 추울 텐데 옷을 따뜻하게 입으세요. 

Chắc lạnh lắm đấy, mặc áo ấm vào đi ạ. 

5) 남편이 아침을 못 먹고 출근했어요. 배고플 텐데… 

Ông xã không ăn sáng và đã đi làm rồi. Chắc đói bụng lắm đây.. 

6) 어린아이들이 아직 저녁밥도 안 먹었을 텐데. 

Có lẽ những đứa bé đó vẫn chưa ăn tối. 

7) 숙제 어려울 텐데 도와 줄 사람 필요없어요? 

Bài tập có vẻ khó nhỉ, có cần ai giúp đỡ không? 

그들도 학생일텐데… 

Chắc bọn họ cũng là học sinh… 

À chợt mình nghĩ ra cái này cũng thú vị, chả là khi chat các bạn trẻ hay nói kiểu như: 

-Hix, mai tớ không đi được đâu. 

-Mai tớ không đi được đâu. 

trong 2 câu này, câu thứ hai thì nói thẳng ra là : Mai tớ không di được đâu. 

Còn câu thứ nhất có từ ‘Hix’ nên cảm giác nó khác hơn, cụ thể là có thể hiểu như: “mai tớ không đi được đâu, sr nhé.” Người nói họ cũng muốn đi nhưng không đi được nên thấy hơi tiếc tiếc và có chút ‘xin lỗi’. Cấu trúc (ㅇ)텐데 theo mình thì nó tương tự kiểu như thế(câu thứ nhất) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

13. Danh từ -에다가 

Cấu trúc câu này có ý nghĩa : 

‘thêm vào’, ‘cho vào’ cái danh từ đứng ở vế trước nó. 

… Ví dụ: 

커피에다가 설탕을 넣었어요. 

(Đã ‘bỏ/cho’ đường vào cafe) 

창문 옆에다가 이 화분을 놓으세요. 

(Hãy đặt chậu hoa ‘vào’ cạnh cửa sổ) 

* Lưu ý: 

-DT + 에 다가 có thể viết ngắn ngọn là: ‘-에, -에다’ 

먼저 여기에다 이름을 쓰세요. 

Viết tên vào đây trước đi ạ. 

가방에다 옷을 넣으세요. 

Cho áo vào trong cặp đi ạ. 

– Nếu mà Danh Từ đứng trước -에 다가 mà có từ như chỉ địa điểm: 여기, 거기, 저기 có thể viết ngắn gọn là: Danh từ + 다가 

Ví dụ: 

먼저 여기다가 이름을 쓰세요. 

(Trước tiên hãy viết tên ‘vào’ đây) 

학교 사무실에다 전화합니다. 

(Gọi điện thoại vào văn phòng trường học) 

어디다가 지갑을 두었는지 생각이 안 나요. 

(Đặt cái ví ở đâu mà giờ không nhớ) 

–> Nếu bạn nào không nhớ được thì cứ dùng DT+ 에 다가 cho chắc ăn. ^^ 

**Bài tập: 

Các bạn sử dụng cấu trúc trên để hoàn thành câu và nhớ 

DỊCH TIẾNG VIỆT nha. 

• 공책… 글씨를 씁니다. 

• 책꽂이… 책을 꽂습니다. 

• 주머니… 손을 넣어요. 

• 냉장고… 과일을 넣었어요. 

• 책상 위… 사전을 놓았어요. 

• 빵… 버터를 바릅니다. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

14. (으)ㄴ/는/ㄹ 줄 알다/모르다 

1) Trường hợp 1 các bạn hiểu ở đây là : ‘cái việc này’ biết/không biết. 

Theo mình thấy thì nó giống như “(으)ㄴ/는/ㄹ 것” 

… *Thời quá khứ thì dùng :(으)ㄴ줄 알다/모르다. 

사람들이 충효 씨가 떠난 줄 몰라요. 

(Mọi người không biết là Chung Hyo ‘đã’ dời khỏi) 

비가 온 줄 몰랐어요. 

(Tôi đã không biết là ‘đã’ mưa) 

*Thời hiện tại thì dùng : 는 줄 알다. 

친구들은 지금 내가 농담하는 줄 아는구나. 

Ra là các bạn nghĩ là mình đang nói đùa à 

*Thời tương là thì là : 

(으)ㄹ 줄 알다/모르다. 

비가 올 줄 모르고 우산을 안 가지고 왔어요. 

Không biết ‘sẽ’ mưa nên đã không đem theo ô. 

길이 이렇게 막힐 줄 모르고 늦게 출발했어요. 

Không ngờ là đường ‘sẽ’ tắc như thế này nên đã xuât phát muộn. 

2) Trường hợp 2: Có “biết(khả năng)” làm cái gì đó không. 

–> Ở trường hợp này chúng ta chỉ có thể sử dụng “Động từ + (으)ㄹ 줄 알다/모르다. 

-기타를 칠 줄 알아요? 

(Có biết chơi đàn ghita không? 

– 운전을 할 줄 모르니까 불편해요. 

(Vì không biết lái xe nên rất bất tiện) 

– 남을 도울 줄도 알아야지요. 

(Phải biết giúp đỡ người khác chứ) 

* Lưu ý: 

* Đối với danh từ dùng : 인 줄 알다/모르다 

오늘이 아버지의 생신인 줄 전혀 몰랐어요. 

Hôm nay con đã không biết là ngày sinh nhật bố. 

그 사람이 선생님인 줄 몰랐어요. 

Không ngờ người đó lại là giáo viên. 

* Đối với tính từ dùng : (ㅇ)ㄴ 줄 알다/모르다 

그 회사의 직원들이 그렇게 친절한 줄 몰랐어요. 

Tôi không ngờ rằng nhân viện công ty đó tử tế vậy. 

어제 만나 여자가 그렇게 예쁜 줄 몰랐어요. 

Cô gái hôm qua gặp không ngờ đẹp như vậy. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

15. -자 

1. Ngay sau khi vế 1 kết thúc thì vế 2 được tiếp tục ngay. Có thể hiểu là “ngay”, “lập tức”… 

까마귀 날자 배 떨어진다. 

… Con quạ bay lên thì lập tức quả lê rụng. 

집을 막 나서자 비가 오기 시작했다. 

Vừa bước ra khỏi nhà thì lập tức mưa. 

봄이 오자 꽃이 피었습니다. 

Hoa nở ngay sau khi mùa xuân tới. 

창문을 열자 따뜻한 봄바람이 들어왔다. 

Gió xuân lùa vào ngay khi vừa mở cửa. 

엄마가 나가자 아기가 울기 시작했다. 

Ngay sau khi mẹ ra ngoài đứa bé bắt đầu khóc. 

2. Mở rộng: 

-자 vs -자마자 

I. Điểm chung: 

1) Viết gắn với động từ, mang nghĩa là “ngay sau”, “ngay lập tức” 

① 차가 도착하자 출발했습니다. 

② 차가 도착하자마자 출발했습니다. 

(Xuất phát ngay sau khi xe đến) 

③ 학교에서 돌아오자 전화가 왔어요 

④ 학교에서 돌아오자마자 전화가 왔어요. 

(Ngay sau khi trở lại trường học thì có điện thoại đến) 

⑤ 준비가 되자 시작합니다. 

⑥ 준비가 되자마자 시작합니다. 

(Bắt đầu ngay khi chuẩn bị xong) 

⑦ 일을 마치자 퇴근했어요. 

⑧ 일을 마치자마자 퇴근했어요. 

(Về nhà ngay sau khi kết thúc công việc) 

2) Không sử dụng được cùng câu phủ định(부정문) 

① 잠이 안 들자 벨이 울렸다. (X) 

② 잠이 안 들자마자 벨이 울렸다. (X) 

③ 식사를 안 하자 전화가 왔다. (X) 

④ 식사를 안 하자마자 전화가 왔다. (X) 

⑤ 식사를 하자 전화가 안 왔다. (X) 

⑥ 식사를 하자마자 전화가 안 왔다. (X) 

⑦ 소식이 오자 안 알려드리겠습니다. (X) 

⑧ 소식이 오자마자 안 알려드리겠습니다. (X) 

II. Điểm khác: 

1) Đối với mệnh lệnh(명령) và rủ rê(권유) 

-자 thì phía sau nó không dùng được câu mệnh lệnh và rủ rê. 

-자마자 thì có thể kết hợp được 

명령이나 권유의 문장에 쓸 수 없다. 

① 손을 씻자 요리를 시작하세요. (X) 

① 손을 씻자마자 요리를 시작하세요.(O) 

② 전화를 받자 출발하시지요. (X) 

② 전화를 받자마자 출발하시지요. (0) 

③ 식사를 하자 운동을 하지 마시오. (X) 

③ 식사를 하자마자 운동을 하지 마시오. (0) 

④ 밥이 끓자 불을 줄이십시오. (X) 

④ 밥이 끓자마자 불을 줄이십시오. (0) 

2) Thể hiện kế hoạch hoặc ý chí(겠) 

-자 thì không kết hợp được. 

–자마자 thì được 

① 소식이 오자 알려 드리겠습니다. (X) 

① 소식이 오자마자 알려 드리겠습니다. (0) 

② 비가 오자 커피를 마시겠습니다. (X) 

② 비가 오자마자 커피를 마시겠습니다.(0) 

③ 일을 마치자 퇴근하려고 합니다. (X) 

③ 일을 마치자마자 퇴근하려고 합니다.(0) 

④ 대학에 입학하자 여행을 할 계획입니다. (X) 

④ 대학에 입학하자마자 여행을 할 계획입니다. (0) 

Ở bài này chỉ viết về -자 nên các bạn chỉ cần đọc hết phần 1 là dc rồi, vì -자 vs -자마자 khó phân biệt nên mình làm thêm phần mở rộng. 

***Lưu ý: 

Khuyên các bạn nen dùng -자마자 vì có thể đúng ở tất cả mọi loại câu. Thực tế -자마자 thì dc sử dụng nhiều chứ -자 thì rất hiếm khi(văn viết). 

***Bài tập đây: Làm và dịch tiếng Việt nha 

1. 밤이 ( ) 모두들 집으로 돌아갔다.(되다) 

2. 기차가 ( ) 사람들이 내리려고 짐을 챙겼다.(도착하다) 

3. 선생님의 설명을 ( ) 학생들이 질문하기 시작했다.(끝나다) 

4. 날씨가 ( ) 난방용품이 불티나게 팔렸다.(춥다) 

5. 119 차량의 사이렌이 ( ) 도로에 있던 차들이 한옆으로 비켜섰다.(울리다) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

16. ㄹ걸(요) 

1. Cấu trúc này cũng là một trong cấu trúc dùng để dự đoán, mang nghĩa là “có lẽ”, chắc là”… 

저 소리는 피아노 소리일걸요. 

… (Tiếng kia chắc là tiếng đàn piano) 

이 신발은 너무 커서 못 신을걸요. 

(Giầy này to lắm chắc bạn không đi vừa đâu) 

내일 떠난다니 지금쯤 준비하고 있을걸요. 

Nói là ngày mai đi thì chắc giờ này đang chuẩn bị. 

2. Nói về việc đã xảy ra với một chút hối hận hoặc tiếc nuối. 

그런 줄 알았더라면 공부를 더 해둘걸요. 

(Nếu biết như vậy thì đã chăm học thêm một chút nữa) 

일찍 갔더라면 그 책을 살 수 있었을걸 

(Nếu đi sớm thì đã có thể mua được quyển sách đó) 

***Bài tập: 

Làm và dịch ra Tiếng Việt nhá. 

차라리 만나지 않은 편이 (낫다) 

이번 경기에서 우리 학교가 꼭 (승리하다) 

그때 그를 좀 더 (도와줬다) 

비가 오기 전에 (떠났다) 

그 반지는 꽤 (비싸다) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

17. – 잖아(요). 

A: ê, mày làm xong bài tập chưa? 

B: 

1) tao làm xong rồi 

2) tao làm xong rồi mà/ hoặc: tao làm xong rồi đấy thôi. 

… Mặc dù 2 câu đều giống nhau về nghĩa là “làm xong rồi” nhưng chữ “mà” ở cuối câu 2 có ý nghĩa như nhấn mạnh là đã làm xong, cái này A cũng biết rồi mà quên rồi à!! Đại khái là như vậy. Trong tiếng Hàn cũng có cấu trúc tương tự như vậy đó là “잖아(요)” 

Vào ví dụ nha: 

Lấy luôn VD đầu bài: 

A: 야, 숙제 했어? 

B: 

1) 했어 

2) 했잖아 

가 : 내 책이 어디 있지? 

나 : 여기 있잖아. 

가: Sách của tớ đâu ấy nhỉ 

나: Đây thôi 

가 : 한글을 누가 만들었지? 배웠는데 생각이 안 나. 

나 : 세종대왕이 만들었잖아. 

기: Tiếng Hàn là do ai làm ra ấy nhỉ? học rồi mà không nhớ ra. 

나: Vua Sejong làm mà. 

가 : 결혼식이 언제라고 했지? 

나 : 또 잊어버렸니? 내가 몇 번이나 말했잖아. 

가: Bạn nói bao giờ kết hôn ấy nhỉ? 

나: Lại quên rồi à? Tôi đã nói mấy lần rồi mà. 

–> Chắc đọc mấy VD trên các bạn cũng đã nắm được phần nao nghĩa và cách sử dụng của nó. 

Ngoài ra khi bắt đầu một câu chuyện người Hàn hay có câu 있잖아(요) với nghĩa kiểu như ” à có chuyện này” trong tiếng Việt. Cách mở đầu câu chuyện rất hay và m cũng rất hay sử dụng. 

**Bài tập: Làm và dịch ra Tiếng Việt. 

1. 

가: 수목드라마 재방송을 언제하지요? 

나: 토요일 낮에 ( ).(하다) 

2. 

가: ( ) 씨 기분이 안 좋은 것 같지요? 

나: 어제 남편과 ( ).(싸우다) 

3. 

가: ( ) 씨가 오늘은 기분이 좋은 것 같네요. 

나: 남편과 ( ).(화해하다) 

4. 

가: 그 과자가 그렇게 맛있어요? 자주 드시는 것 같네요. 

나: 그럼요. ( ).(맛있다) 

5. 

가: 내일도 한국어 배우러 가지요? 

나: 아니요, 안 가요. 내일은 ( ).(토요일이다) 

6. 

가: 왜 오늘은 ( ) 씨가 안 보이지요? 

나: 시어머니가 편찮으셔서 시댁에 ( ).(가다) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

18. Danh từ -에 못지않게 

Nếu nói Tiếng Việt có thể dùng từ: “ngang ngửa”, “chả kém gì” 

… •나는 우리 어머니(에) 못지않게 요리를 잘해요. 

Tôi nấu ăn giỏi chả kém gì mẹ tôi. 

–> Ở đây các bạn hiểu ý là: “tôi nấu ăn giỏi, nhưng so với mẹ tôi thì không bằng” kiểu như “một chín một mười”. 

•외국 사람인데 한국사람(에) 못지않게 한국 음식을 좋아하시네요. 

Người ngoại quốc đó mà cũng thích món ăn Hàn Quốc chả kém gì người Hàn. 

•오늘은 어제 못지않게 날씨가 쌀쌀해요. 

Thời tiết hôm nay cũng se lạnh chả kém gì hôm qua. 

•내 남동생은 군인 못지않게 씩씩합니다. 

Em trai tôi dũng cảm chả kém gì bộ đội. 

So sánh 

-에 못지않게 vs -만큼 vs -보다 

• A가 B에 못지않게 한국어를 잘한다(A• A가 B만큼 한국어를 잘한다.(A=B) 

• A가 B보다 한국어를 잘한다.(A>B) 

19. -(으)ㄹ 뻔하다 

⇨ Suýt nữa thì , chút xíu nữa thì… 

1• 그릇을 닦다가 깰 뻔했어요. 

… (Đang rửa bát chút xíu nữa làm vỡ bát) 

2• 뛰어가다가 넘어질 뻔했다. 

Đang chạy thì tí nữa ngã. 

3• 안 좋은 얘기를 하다가 말싸움이 될 뻔했습니다. 

Đang nói về những việc không tốt suýt nữa thì thành cãi nhau. 

4• 길을 건너다가 교통사고가 날 뻔했어요. 

Băng qua đường suýt nữa thì bị tai nạn. 

Từ câu 1–>4 thì chúng ta thấy 

–>Thường thì khi nói về việc nguy hiểm hay việc gặp xui xẻo hay được dùng. 

5• 작년에 유학 갈 뻔했는데 갑자기 사정이 생겼어요. 

Năm ngoái do xảy ra việc không thì đã đi du học. 

6• 이번 시험에서 1등할 뻔했는데…. 

Đợt thi lần này chút xíu nữa là được hạng 1. 

7• 조금 일찍 일어났으면 지각을 안 할 뻔했는데…. 

Nếu dậy sớm chút thì đã không bị đến muộn. 

8• 우리 팀이 이길 뻔했는데 마지막에 역전을 당했어요. 

Đội chúng tôi chút xíu nữa thì thắng nhưng do cuối trận bị lật ngược tình huống. 

Từ câu 5–>8 hay nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ với một chút tiếc nuối. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

20. -(으)ㄹ 테니까 

Mang nghĩa là : ‘sẽ..nên’ 

Ở bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về cấu trúc -(으)니까 và ở thì tương lai của nó không thể viết là ” ..-겠으니까” mà viết là “-ㄹ/을 테니까” để thể hiện dự đoán về tương lai hoặc là ý chí của người nói. 

• (내가) 금방 올 테니까 기다려. 

Tôi sẽ đến ngay nên hãy đợi đi. 

• 제가 청소할 테니까 엄마는 쉬세요. 

Con sẽ dọn vệ sinh mẹ nghỉ ngơi đi. 

• 제가 영화표를 예매할 테니까 영화 보러 갑시다. 

Mình sẽ đặt mua vé xem phim nên chúng ta cùng đi nhé. 

• (제가) 약속을 지킬 테니까 걱정 마세요. 

Tôi sẽ giữ lời hứa nên đừng lo. 

• (내가) 내일 바쁠 테니까 아마 못 갈 거예요. 

Ngày mai tôi sẽ bận nên có lẽ không thể đi được. 

• 시험이 어려울 테니까 열심히 공부해야 해요. 

Kỳ thi có lẽ khó nên chăm chỉ học hành. 

***Lưu ý: 

-Vế trước và sau có thể cùng một chủ ngữ hoặc là hai chủ ngữ khác nhau đều được. 

-Kết hợp được cả tính từ và động từ. 

– ㄹ/을 태니까 vs ㄹ/을 거니까 khác và giống nhau? 

• 비가 올 테니까 우산을 가져가세요. 

• 비가 올 거니까 우산을 가져가세요.(100%의 확신) 

****************************≧◠◡◠≦********************************

21. -도록 

1. -도록 mang nghĩa ‘để’, ‘để làm’, ‘để có thể’ và có cấu trúc câu giống với nó đó là ‘게끔’ 

제발 제가 그 일을 하도록 허락해 주세요. 

… Làm ơn hãy đồng ý để tôi làm việc đó. 

들기 쉽도록 싸 드릴까요? 

Gói vào để cầm cho dễ nhé? 

고장이 나지 않도록 조심해서 쓰세요. 

Dùng cẩn thận để nó không bị hỏng. 

2.Thể hiện thời gian với nghĩa ‘ㄹ 때까지'(đến tận lúc). và ‘ㄹ정도'(đến mức) 

밤 새도록 일해야 될 때도 있어요. 

Có lúc phải làm việc tới tận khua. 

그는 12시가 되도록 안 들어왔어요. 

Đến tận 12 giờ mà nó chưa về. 

나는 너를 죽도록 사랑한다. 

Anh yêu em tới tận lúc chết. 

그는 몸살이 나도록 열심히 일했다. 

Anh ấy làm việc đến mức phát ốm. 

3.Trường hợp ‘-도록’ 

Mình thấy ‘-도록’ trong trường hợp này có thể viết hoặc không cũng đều mang nghĩa đó cả. 

Hay được viết theo kiểu ‘…도록 하다’ 

조용히 하도록 하세요. 

= 조용히 하세요. 

수업 시간에 늦지 않도록 하십시오. 

= 수업에 늦지 마십시오 

(Đừng đi học muộn nhé) 

약속을 지키도록 하세요. 

= 약속을 지키세요. 

(Hãy giữ đúng lời hứa) 

무슨 일이 있으면 미리 연락하도록 해요= 무슨 일이 있으면 미리 연락해요 

(Có việc gì thì gọi điện trước nhé) 

앞으로 매일 운동하도록 할 거예요. 

= 앞으로 매일 운동할 거예요. 

(Từ giờ trở đi mỗi ngày sẽ luyên tập thể dục) 

자주 만나도록 하자. 

= 자주 만나자. 

(Thường xuyên gặp nhau nhé) 

-Nói chung cả 3 cái trên đều hay được sử dụng^^ 

****************************≧◠◡◠≦********************************

22. -(으)ㄹ 걸 그랬어(요) 

Khi nói về việc đã xảy ra trong quá khứ mà có chút hối hận hoặc tiếc nuối. 

–> Lần trước chúng ta đã biết đến cấu trúc câu ‘-ㄹ/을 걸’ và cái này cũng giống như vậy. 

… Các kiểu đuôi câu hay được dùng: 

-(으)ㄹ 걸 그랬어(요) 

-지 말 걸 그랬어(요) 

-지 않을 걸 그랬어(요) 

-(으)ㄹ 줄 알았으면 -(으)ㄹ 걸 그랬어(요) 

• 어렸을 때 열심히 공부할 걸 그랬어요. 

Biết vậy hồi bé đã chăm học hơn. 

–> Hồi bé không chăm học giờ nghĩ lại thấy hối hận. 

• 말조심을 할 걸 그랬어요. 

Biết vậy nên ăn nói cẩn thận hơn. 

• 더 일찍 유학 올 걸 그랬어요. 

Đi du học sớm hơn chút nữa có phải tốt không. 

–> Bây giờ đang du học nhưng nếu đi du học từ sớm hơn thì tốt.(hối hận/tiếc nuối là đã du học muộn) 

• 거짓말을 하지 말 걸 그랬어요. 

Biết thế đã không nên nói dối. 

**Bài tập: 

Các bạn hãy viết câu có sử dụng cấu trúc trên về những việc sau: 

1. 시험이 어려운 줄 몰랐다 

공부를 하지 않았다 

2. 친구 생일인 줄 몰랐다 

생일 선물을 사지 않았다. 

3. 돈이 모자랄 줄 몰랐다 

아껴 쓰지 않았다 

Ví dụ: 

1. 시험이 어려울 줄 알았으면 공부를 열심히 할 걸 그랬어요. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

23. -던 

1. Việc, hành ở quá khứ chưa kết thúc vẫn còn đang dang dở. 

Và thường được ghép với các thời điểm trong quá khứ như: 어제, 아까, 지난주에, 저번에…(hôm qua, lúc nãy, tuần trước, lần trước…) 

… –> Có thể hiểu là : ‘dở’ -> không phải “dở hơi” mà là “dở trong dở dang” :)) 

• 아까 마시던 물이 어디 있어요? 

Nước vừa lúc nãy uống dở đâu? 

( Nước vừa rồi chưa uống xong hết) 

• 하던 일을 다 끝내고 집에 가야 합니다. 

Làm xong việc còn lại(dở dang) rồi phải về nhà. 

–> Việc đang làm vẫn còn dang dở. 

• 읽던 책을 다 읽으면 다른 책을 읽을 것입니다. 

Đọc xong cuốn sách đang đọc dở rồi mới đọc cuốn sách khác. 

–> Cuốn sách hiện đang đọc vẫn chưa đọc hết. 

• 어제 먹던 음식을 냉장고에 넣어 두었습니다. 

Đồ ăn chưa hết (dở) hôm qua đã cho vào tủ lạnh. 

2. Việc trong quá khứ hay làm mà giờ không làm nữa. Trước nó hay đi cùng với từ: 자주, 여러번,지금까지 계속…(thường xuyên, nhiều lần, cho đến bây giờ vẫn…) 

• 옛날에는 자주 가던 가게가 지금은 없어졌네요. 

Cửa hàng ngày xưa hay đi giờ không còn nữa nhỉ. 

(cửa hàng đó ngày trước hay đi) 

• 저 사람은 전에 내가 사귀던 사람이에요. 

Kia là người mà trước đây tôi đã kết bạn. 

(Trước đây thôi chứ giờ không phải là bạn) 

• 어렸을 때 우리가 살던 동네는 아주 작은 시골이었어요. 

Khu phố chúng ta sống hồi bé (đã) là một khu nông thôn rất nhỏ. 

(Chỉ hồi bé thôi bây giờ ko sống ở đó nữa.) 

• 엄마가 자주 불러 주시던 노래가 생각나요. 

Thấy nhớ bài hát mà mẹ (đã) hay hát cho. 

Chắc đến đây nhiều bạn cũng thắc mắc: “Vậy ĐTT+ㄴ/은* vs ĐTT+ 던” khác nhau như thế nào? 

* ĐTT: Động, tính từ 

*ㄴ/은 : khi ghép động từ với danh từ ở thời quá khứ.(cái này m ko nói lại nữa vì khi đọc và hiểu bài này thì chắc ai cũng biết cấu trúc này rồi) 

Vào ví dụ nhé. 

1. 어제 (먹은 / 먹던) 음식을 버렸어요. 

–> Ở đây chọn “먹은” sẽ không đúng. Vì nếu chọn “먹은” thì câu văn sẽ có nghĩa l:à 

어제 먹은 음식을 버렸어요.(X) 

(Đã vất món ăn hôm qua đã ăn đi)–> Món ăn hôm qua đã ăn thì hết rồi còn đâu mà vất đi. 

Khi chọn “먹던” thì câu văn sẽ có nghĩa là: 

어제 먹던 음식을 버렸어요. 

Đã vất món ăn hôm qua đã ăn dở. 

–> Câu này thì chuẩn rồi. 

2.제가 (읽은/읽던) 책인데 한번 읽어 보세요. 

Trong trường hợp này thì tuỳ vào từng hoàn cảnh mới có thể nói là câu nào đúng. 

• 제가 읽은 책인데 한번 읽어 보세요. 

Bạn đọc thử cuốn sách mà tôi đã đọc này đi. 

“읽은 책” cuốn sách đã đọc, nghĩa là đã đọc hết(xong) 

• 제가 읽던 책인데 한번 읽어 보세요. 

Ở trong hoàn cảnh này có thể hiểu theo 2 kiểu: 

– Bạn đọc thử cuốn sách mà mình đã đọc dở này đi. 

– Bạn đọc thử cuốn sách mà mình đã đọc nhiều lần này đi. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

24. -다면 

Nếu như ‘-(으)면’ để giả định về một việc nào đó thì ‘-다면’ cũng mang nghĩa như vậy, tuy nhiên có một chút khác là ‘-다면’ dùng để giả định những việc có khả năng xảy ra thấp hơn. 

… •만약 복권에 당첨된다면 차를 사겠어요. 

Nếu mà trúng sổ số thì sẽ mua ô tô. 

•만일 회사에서 승진한다면 한턱낼게요. 

Nếu được thăng cấp trong công ty thì sẽ đãi một bữa. 

•만약 책을 다 읽는다면 좀 빌려 주세요. 

Nếu đọc xong sách rồi thì cho tớ mượn. 

•만일 모르는 것이 있다면 질문하세요. 

Nếu như có gì không biết thì hỏi nhé. 

Cách phân biệt ‘-(으)면’ vs ‘-다면’ 

Xét 3 ví dụ dưới đây: 

1. 봄이 (오면 / 온다면) 꽃이 핍니다. 

(Nếu mùa xuân đến thì hoa nở) 

Ở ví dụ này nếu dùng ‘-(으)면’ thì sẽ đúng vì ‘mùa xuân đến’ là việc có thể xảy ra. 

2. 밥을 (먹으면 / 먹는다면) 배가 부릅니다. 

(Nếu ăn cơm thì no bụng) 

Đây cũng là một câu nói bình thường, điều giả định ở đây là ‘ăn cơm’. ‘Ăn cơm’ là việc rất bình thường. 

3. 만약 10년 전으로 갈 수 (있다면 / 있으면) 뭘 하고 싶어요? 

(Nếu có thể trở lại 10 năm trước thì bạn muốn làm gì?) 

–> Việc trở lại 10 năm trước là việc ‘không thể’ vậy nên ở trường hợp này dùng ‘-다면’ 

****************************≧◠◡◠≦********************************

25.. -(으)ㄴ/는데도 불구하고 

Mặc dù…nhưng 

(Là dạng nhấn mạnh của ‘-(으)ㄴ/는데도’) 

Hiện tại: 

ĐT – 는데도 불구하고 

TT – ㄴ데 불구하고 

DT – 인데도 불구하고 

Quá khứ: 

– 았/었/했는데 불구하고 

• 항상 열심히 공부하는데도 불구하고 시험을 못 봐요. 

Luôn chăm học vậy mà thi không được tốt. 

• 좋아하는 사람이 있었는데도 불구하고 헤어졌어요. 

Đã có người thích vậy mà còn chia tay. 

• 시간이 많았는데도 불구하고 아무것도 못 했어요. 

Thời gian thì nhiều vậy mà không làm được việc gì cả. 

*Bình thường mình chỉ hay dùng ‘-(으)ㄴ/는데도’ thôi còn -(으)ㄴ/는데도 불구하고 hay đọc được trong sách báo^^ 

Nói chung là khi nói dùng cái gì ngắn ngọn đỡ bị sai :)) trừ khi bạn giỏi tiến Hàn hihi 

** Bài tập: 

Các bạn chọn xem từ nào thích hợp nhé xong dịch ra Tiếng Việt. 

1. 얼굴은 잘생겼는데 성격은 (좋아요 / 나빠요). 

2. 날씨가 좋은데도 ( 산에 갈까요 / 산에 못 갔어요). 

3. 한국어를 열심히 공부하는데도 불구하고 시험을 (잘 봤어요 / 못 봤어요). 

Tra loi: 

1. 얼굴은 잘생겼는데도 불구하고 성격은 나쁘네요. 

Gương mặt rất đẹp nhưng mà tính cách thì lại xấu xa nhỉ! 

2. 날씨가 좋은데도 불구하고 산에 못 갔어요. 

Thời tiết đẹp nhưng mà tôi đã không đi leo núi được. 

3. 한국어를 열심히 공부하는데도 불구하고 시험을 못 봤어요. 

Mặc dù đã học tiếng HQ 1 cách chăm chỉ vậy mà tôi đã thi không được tốt. 

****************************≧◠◡◠≦********************************

26. -더라고(요) 

Kể về một việc(sự thật) mà bản thân đã trực tiếp kinh nghiệm, bộc lộ cảm thán. 

• 교수님의 강의는 좀 어렵더라고요. 

… Bài giảng của thầy(đã) hơi khó chút. 

• 오늘부터 세일이어서 백화점에 사람이 많더라고요. 

Bắt đầu từ hôm nay là hạ giá nên tiệm bách hoá(đã) rất đông người. 

• 어제 날씨가 춥더라고요. 

Thời tiết hôm qua(đã) lạnh 

• 며칠 동안 청소를 안 하니까 금방 더러워지더라고요. 

Có mấy ngày không dọn mà(đã) bẩn nhanh quá. 

• 그 노래가 참 듣기 좋더라고요. 

Bài hát đó nghe thật hay. 

• 요즘 충효 씨가 공부를 참 열심히 하더라고요. 

Dạo này ChungHyo chăm học thật ý. 

***Vậy thì dùng đuôi câu ‘-더라고(요)’ và ‘-았/었/했다’ khác nhau ở chỗ nào? 

– Ví dụ khi ai đó hỏi bạn 

어제 본 영화가 재미있었어요? 

(Bộ phim hôm qua có hay không?) 

Và bạn trả lời: 

1- 어제 본 영화가 재미있었어요. 

2- 어제 본 영화가 재미있더라고요. 

Ở trường hợp 1 chỉ là câu tường thuật bình thường, hiểu là 

“Bộ phim xem hôm qua(đã) hay.” 

Ở trường hợp 2, 재미있더라고요 người nói trước khi xem bộ phim 

này đã không nghĩ là hay, và giờ muốn kể lại với người nghe. 

–> Nếu nói như câu 1, câu chuyện có thể bị dứt đoạn,(như kiểu bạn trả lời cho qua chuyện đó) 

–> Nếu nói như câu 2, câu chuyện sẽ có thể dài thêm, vì nói vậy người nghe sẽ hay hỏi lại kiểu như: phim thế nào mà hay?; nội dung phim thế nào mà kêu hay?…. 

hoặc không thì người nói cũng sẽ nói tiếp luôn về bộ phim đó. 

**Một điểm nữa hay nhầm là giữa 

“-더라” vs “-더라고(요)” 

1. Điểm chung: 

Kể về một việc(sự thật) mà bản thân đã trực tiếp kinh nghiệm, bộc lộ cảm thán. 

① 

-어제 선생님댁에 갔었는데, 안 계시더라. 

-어제 선생님 댁에 갔었는데, 안 계시

Tham khảo bởi 한국어

5/5 - (1 bình chọn)

Hai thẻ thay đổi nội dung bên dưới.

Blogkimchi.com

Blog chia sẻ về tài liệu học tiếng Hàn, Topik và Hàn Quốc. Bài ghim tài liệu ôn Topik II.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ ✌

guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận